Đưa máy móc vào thu hoạch lúa nông dân Thái Bình đỡ vất vả

Thứ 4, 29/05/2024 | 11:00:00
369 lượt xem

Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua có những thay đổi rõ rệt về phương thức sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả. Ngay trong khâu thu hoạch lúa, trước kia nông dân chủ yếu là gặt thủ công. Thì hiện nay, máy móc đã thay thế sức người. Không chỉ rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm chi phí sản xuất, nông dân cũng bớt đi những nhọc nhằn, vất vả, nhất là trong điều kiện thời tiết có những diễn biến bất thuận như hiện nay.

Về xã Phú Lương, huyện Đông Hưng những ngày cuối tháng 5, không khí thu hoạch vụ lúa Xuân nhộn nhịp. Song những người nông dân lại chỉ mất chừng 30 phút đến 60 phút là thu hoạch xong toàn bộ lúa xuân của một hộ gia đình. Từ ngày có máy gặt, vào vụ thu hoạch họ  không phải lo đi tìm người đổi công, cũng không phải dậy sớm đi gặt từ tờ mờ sáng để tránh nắng nóng. Lúa chín, nông dân Phú Lương chỉ việc ra đồng, chỉ ruộng rồi chờ mang thóc về phơi.

Ông Phạm Xuân Dân, xã Phú Lương, huyện Đông Hưng: Vụ này tôi thuê máy là 120.000 đồng/ 1 sào. Nếu tôi thuê gặt thủ công người ta tính từ 300.000 đồng - 350.000 đồng/ 1 công gặt chứ không tính theo sào. Sau đó về tuốt lúa lại mất từ 70.000 đồng - 80.000 đồng/ 1 sào. Nên tính ra gặt thủ công lại đắt hơn.


Trước đây khi vào vụ thu hoạch lúa các gia đình phải huy động tối đa nhân lực ra đồng gặt thủ công. Nhưng nay đã khác, trên khắp các cánh đồng máy gặt đập liên hợp đã thay thế sức người. Đây là trong những thành quả của chương trình xây dựng NTM. Sau dồn điền, đổi thửa, các địa phương quy vùng sản xuất, thực hiện gieo cấy cùng giống, cùng trà, cùng thu hoạch, thuận lợi cho việc đưa máy móc vào các khâu trong quá trình sản xuất. Máy gặt giúp nông dân thu hoạch mùa màng một cách nhanh gọn, đảm bảo tiến độ, thời vụ sản xuất .

Ông Trần Thanh Sơn, xã Tây Đô, huyện Hưng Hà: Chúng tôi giờ gặt đa số bằng máy móc hết. Máy gặt mà không về thì gặt tay như xưa thì không đủ nhân công. Gặt máy thì tiện lắm, đến ngày thu hoạch chúng tôi chỉ cần ra ruộng và chở từng bao thóc đã đóng gói cẩn thận về nhà phơi thôi.


Hiện nay, không chỉ có máy gặt của các chủ máy ở địa phương mà còn có nhiều chủ máy ở các huyện khác và tỉnh ngoài về cùng tập trung thu hoạch lúa cho bà con. Nhờ đó tỷ lệ cơ giới khâu thu hoạch tại Thái Bình đạt trên 80%.

Ông Nguyễn Trọng Thành, Giám đốc HTX DVNN xã Phú Lương, Đông Hưng: Trên đồng ruộng của Phú Lương hiện nay có 7 máy đang gặt rồi. Chúng tôi động viên anh em lái máy tranh thủ tiết kiệm thời gian để đi gặt đêm. Chúng tôi cố gắng làm sao kịp thời vụ thu hoạch xong lúa Xuân và triển khai lúa Mùa.


Hiện nay, khi nguồn lao động nông thôn đang thiếu, việc đưa máy móc vào toàn bộ quá trình canh tác lúa đang được tỉnh Thái Bình đẩy mạnh để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, nông dân có thu nhập cao hơn mà không còn phải vất vả, chân lấm tay bùn như trước đây.


Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...