Liên kết với các tàu khai thác hải sản, hình thành chuỗi khép kín từ khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đó là hướng khởi nghiệp của anh Phạm Văn Đồng ở xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải. Với cách làm này không chỉ giúp gia đình anh có thu nhập ổn định mà còn tạo ra những sản phẩm chất lượng mang thương hiệu của vùng quê ven biển.
Huyện Tiền Hải có lợi thế giáp biển
Là huyện giáp biển, Tiền Hải có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Với trên 500 tàu đánh bắt hải sản, trong đó 140 tàu khai thác trung và xa bờ, sản lượng khai thác hàng năm đạt gần 23 nghìn tấn. Nhận thấy lợi thế của địa phương, năm 2015 anh Đồng liên kết với 10 chủ tàu, thu mua hải sản rồi cung cấp cho các nhà hàng và người dân trong huyện. Trước kia chủ yếu là bán sản phẩm thô thì nay anh đầu tư máy móc, chế biến thành các loại chả, hải sản sấy khô phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Anh Phạm Văn Đồng, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải: “Đầu tư trang thiết bị máy móc để sơ chế và sản xuất, kho lạnh cấp đông, đóng gói giá trị đưa lại rất cao và hiệu quả hơn trước rất là nhiều, tăng thêm 40% so với trước”
Lựa chọn và sơ chế nguyên liệu là khâu quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm đó chính là nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu thu mua về được lựa chọn kỹ càng, tính toán tỉ mỉ nhằm cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi một tháng cơ sở đưa ra thị trường từ 4-5 tấn sản phẩm hải sản các loại. Những sản phẩm này được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Sản xuất đến đâu, tiêu thụ hết đến đó.
Anh Phạm Văn Đồng, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải: “Công ty thì sản xuất rất nhiều sản phẩm nhưng đã lựa chọn được 4 sản phẩm như chả tôm, chả cá song, nõn tôm và tép sấy tham gia chương trình OCOP và được xếp hạng 3 sao. Từ khi đạt tiêu chuẩn đó sản phẩm đưa lên giá trị rất cao và được nhiều người tiêu dùng biết tới. Đấy là đà để công ty phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh”
Bà Nguyễn Thị Lanh, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải: “Có cơ sở này thì giúp chúng tôi có công việc để làm ăn, sinh sống hàng ngày. Thu nhập trả theo ngày công. Mỗi ngày 250.000đ”
Cơ sở sản xuất của anh Phạm Văn Đồng ở xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải tạo việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập ổn định
Sau 8 năm khởi nghiệp, anh Đồng đã có cơ ngơi chế biến hải sản mà nhiều người dân vùng biển mơ ước. Nhưng đó chưa phải là tất cả, anh Đồng ấp ủ dự định mở rộng cơ sở, đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất để đưa sản phẩm vùng quê biển vươn xa.
Thu Trang
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...