Ôm ruộng cấy lúa làm giàu

Thứ 7, 29/10/2022 | 00:00:00
785 lượt xem

Trong khi nhiều người muốn thoát ly đồng ruộng, tìm một công việc mới, bớt vất vả hơn thì bà Trần Thị Lanh ở xã Bình Minh, huyện Kiến Xương lại nhận về những thửa ruộng khó canh tác, nông dân bỏ không để cấy lúa. Tình yêu với đồng ruộng, cùng với những đổi mới cách nghĩ, cách làm đã mang đến cho bà Lanh những vụ lúa bội thu. Số tiền mà nông dân này thu về sau mỗi vụ lúa lên đến vài trăm triệu đồng, con số khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ “cấy ruộng khó có thể làm giàu”.

Vụ này, vợ chồng bà Lanh thuê, mượn ruộng, cấy 100 ha và làm dịch vụ thêm 100 ha nữa cho bà con. Diện tích này gấp 50 lần so với chục năm về trước, thời điểm mà vợ chồng bà bắt đầu thực hiện tích tụ ruộng đất. Ngoài diện tích cấy lúa giống liên kết với các công ty, tùy từng chân đất, bà Lanh lựa chọn những giống lúa chất lượng cao để gieo cấy. Trung bình mỗi vụ lúa gia đình bà Lanh thu về trên 500 tấn thóc. 


Bà Trần Thị Lanh, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương: “ Bà con canh tác theo thủ công như vụ này chắc chắn sẽ bị lỗ bởi vì trừ các chi phí đầu vào như năm nay cái gì cũng cao. Trong khi đó chúng tôi có khâu dịch vụ máy móc sẽ giảm công lao động đi, 1 sào có thể được vài trăm nghìn lợi nhuận trừ chi phí.”

Để việc gieo cấy được hiệu quả, không còn cách nào khác là phải cơ giới đồng bộ các khâu trong quá trình sản xuất. Vợ chồng bà Lanh đầu tư 5 tỷ đồng mua sắm đầy đủ các loại máy nông nghiệp. Đặc biệt, trên diện tích 1.000m2, hệ thống lò sấy được đầu tư với công suất 35 tấn/mẻ. Nhờ đó không chỉ đảm bảo vấn đề thời vụ, mà còn giảm nhân công, chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hạt thóc, đáp ứng yêu cầu phía đối tác.



Ông Đặng Văn Quang, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương: “Làm nhiều thế này nếu không có máy móc thì nhân công không đủ để làm, nhiều khi không đẩy tiến độ đi được theo thời vụ. Nhà mình đầy đủ phương tiện để bảo quản lúa đưa về đã có máy sấy tất cả các thứ không sợ thời tiết. ”


Với mong muốn gắn bó, đồng hành với bà con nông dân, xây dựng thương hiệu gạo cho quê hương Kiến Xương, bà Lanh đã thành lập hợp tác xã (HTX) gồm 20 thành viên. Đây cũng là HTX đầu tiên ở tỉnh được hình thành do người tích tụ diện tích lớn đứng lên làm chủ. Với nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng các khâu dịch vụ, HTX hướng tới sản xuất sản phẩm gạo hữu cơ để phục vụ nhu cầu thị trường, tham gia chương trình OCOP.


Bà Trần Thị Lanh, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương:Khi mình cấy càng nhỏ lẻ thì việc tiêu thụ càng khó khăn. Mình làm diện tích càng lớn, sản phẩm có nhiều thì việc tiêu thụ dễ hơn. Các nhà xay xát cũng như các doanh nghiệp sẽ đến thu mua của mình sẽ thuận lợi hơn.”



Liên tiếp những vụ lúa bội thu, bà Lanh chứng minh trồng lúa vẫn có thể giàu. Quan trọng là phải tích tụ được ruộng đất đủ lớn, áp dụng đồng bộ cơ giới, tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất thì sẽ có thu nhập cao.

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...