Xây dựng thương hiệu gạo Thái Bình

Thứ 4, 26/01/2022 | 00:00:00
2,023 lượt xem

Dịp Tết năm 2022, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh được thưởng thức những bát cơm dẻo, ngon từ những sản phẩm gạo mang thương hiệu quê hương Thái Bình. Đó là kết quả từ sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và người dân các địa phương, hiện thực hóa khát vọng xây dựng thương hiệu gạo của mỗi vùng quê.

Buổi ra mắt sản phẩm gạo chợ Gốc Bình Thanh

Cuối năm 2021, HTX Thương mại dịch vụ và kinh doanh lúa gạo Bình Thanh, huyện Kiến Xương cho ra đời sản phẩm gạo gắn liền với địa danh chợ Gốc. Gạo chợ Gốc được tạo ra từ giống lúa TBR225, với quy trình canh tác đồng bộ trên cùng diện tích theo chuỗi khép kín. Tuy mới đưa ra thị trường song sản phẩm gạo của HTX đã được thị trường đón nhận. Riêng dịp Tết Nguyên đán năm 2022, HTX đã tiêu thụ trên 20 tấn gạo mang thương hiệu quê hương.

Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc HTX Thương mại dịch vụ và kinh doanh lúa gạo Bình Thanh, huyện Kiến Xương:

“Thời điểm này hợp tác xã đã xây dựng các chuỗi để cung ứng, thu mua lúa gạo của bà con trong vùng quy hoạch để tiếp tục tìm đầu ra cho gạo.”


Kho sấy thóc của HTX Thương mại dịch vụ và kinh doanh lúa gạo Bình Thanh

Cùng với gạo chợ Gốc, trong năm 2021, tỉnh Thái Bình xây dựng thành công các sản phẩm gạo mang thương hiệu của các địa phương như gạo làng Giắng, gạo làng Keo, gạo thơm 14/10, gạo hữu cơ ở vùng nuôi rươi. Mỗi sản phẩm gạo đều có bộ nhận diện thương hiệu, khách hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Để việc sản xuất, kinh doanh được thuận lợi, các HTX sản xuất kinh doanh lúa gạo cũng đã được thành lập ở các địa phương. Theo đó, các HTX này sẽ đảm nhận tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình:

“Các hợp tác xã cũng là các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương trực tiếp sản xuất, trực tiếp tiêu thụ nông sản, nhãn hiệu hàng hoá sản phẩm chúng tôi tạo cho cũng đủ điều kiện xuất khẩu, lên sàn điện tử quốc gia cạnh tranh trên thị trường thuận lợi nhất.”


Sản phẩm gạo làng Giắng được thiết kế đẹp mẫu mã, đảm bảo chất lượng 

Xây dựng được nhãn hiệu lúa gạo mang thương hiệu của từng địa phương, đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng trong tư duy sản xuất lúa, từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế. Không bán thóc tươi mà đi vào chế biến, gia tăng giá trị hạt gạo. Việc thay đổi này bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần so với canh tác truyền thống.

Ông Phạm Hoàng Sỹ, Giám đốc HTX SXKD lúa CLC Đông Tân, Huyện Đông Hưng:

“Chúng tôi xây dựng thương hiệu lúa chất lượng cao và sản lượng và năng suất sử dụng cao hơn từ 10-20% so với cấy lúa bình thường. Thu hút vùng phía Đông huyện Đông Hưng thành vùng sản xuất chất lượng cao.”


5 sản phẩm lúa gạo được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận trong năm 2021. Thái Bình hiện thực hóa khát vọng xây dựng thương hiệu gạo của “quê hương 5 tấn”.

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...