Vào cuộc tiêu thụ nông sản không xuất khẩu được

Thứ 5, 06/01/2022 | 23:23:33
766 lượt xem

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng cường công suất các nhà máy chế biến là những biện pháp mà Bộ NN&PTNT cùng với các bộ, ngành và các doanh nghiệp đang nỗ lực triển khai nhằm góp phần giảm thiểu thiệt hại do tình trạng xuất khẩu nông sản đi thị trường Trung Quốc bị ùn ứ. Hiện đã có hai hệ thống siêu thị lớn và ba tổ hợp chế biến cam kết thu mua từ vài trăm tới hàng nghìn tấn nông sản mỗi tuần.

Tại hệ thống của siêu thị BigC, dưa hấu, thanh long từ các vùng trồng xuất khẩu đi Trung Quốc nhưng không thông quan được đang bán rất chạy với mức giá siêu khuyến mại. Dự kiến lượng thu mua hỗ trợ sẽ còn tăng lên trong những ngày tới.

Ông Lê Mạnh Phong – Giám đốc Điều hành BigC và GO khu vực miền Bắc: 

“Trong tuần đầu tiên chúng tôi đã có lượng hàng là 20 tấn thanh long được nhập vào hệ thống của chúng tôi và đến thời điểm này chúng tôi tự là có thể sẽ tiêu thụ lượng lớn hơn nữa.”


Còn Tập đoàn bán lẻ BRG Mart cũng cam kết thu mua thanh long, mít với sản lượng từ 20 đến 30 tấn mỗi tuần và sẵn sàng bán không lợi nhuận.

Ông Nguyễn Thái Dũng – Chủ tịch Công ty TNHH Bán lẻ BRG: 

“Chúng tôi đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và các tỉnh thành để hỗ trợ bà con nông dân có thể tiêu thụ được sản phẩm, đặc biệt là thanh long, ớt, mít, chúng tôi đã hỗ trợ bán không lợi nhuận tại hệ thống BRG Mart.”


Ngoài hệ thống siêu thị, các tổ hợp chế biến của các doanh nghiệp cũng đã vào cuộc bằng việc nâng công suất chế biến lên vài trăm tấn nguyên liệu mỗi ngày. Từ đó, hàng nghìn tấn nông sản từ các container quay đầu từ các cửa khẩu những ngày qua và từ vùng nguyên liệu đang thu hoạch đã được tiêu thụ kịp thời.

Bà Nguyễn Thị Phương Hồng - Giám đốc kế hoạch và vận hành chuỗi cung ứng, Công ty Cổ Phần Nafoods Group:
 “Nguyên liệu mà Nafoods có thể thu mua bao gồm thanh long, chanh leo, xoài, chuối, dứa. Công suất sản xuất của chúng tôi là hơn 200 tấn nguyên liệu/ngày…Trên tinh thần thu mua tối đa nguyên liệu nhiều nhất có thể, chúng tôi đã thu mua 1.000 tấn thanh long, 500 tấn xoài, 500 tấn các loại khác.”

Bộ NN&PTNT cũng đã phối hợp với các bộ, ngành khác nỗ lực tìm giải pháp trước mắt và lâu dài để ổn định chuỗi cung ứng nông sản, giảm thiểu thiệt hại cho các vùng trồng đang vào thu hoạch rộ.

Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường, Bộ NN&PTNT: 

“Chúng ta làm mọi biện pháp phân tuyến phân luồng năng lực chế biến của cơ sở để giảm thiểu áp lực, và giải pháp nữa là nâng cao khả năng hấp thụ của các chợ đầu mối, siêu thị….nâng cao năng lực các kho lạnh, đây là tình trạng đang thiếu, các địa phương ngoài sản xuất nguyên liệu thì cần phải đi kèm đầu tư các cụm liên kết trong chế biến bảo quản, có như vậy mới làm chủ được chuỗi cung ứng hàng hóa theo tiêu chuẩn chất lượng.”


Nhiều doanh nghiệp cũng đã cam kết với Bộ NN&PTNT có thể thu mua hết sản lượng nhiều loại trái cây để đưa vào chế biến các sản phẩm nước ép, sản phẩm sấy khô, sấy dẻo. Đây là tín hiệu lạc quan khi dự báo trước và sau Tết Nguyên Đán còn nhiều mặt hàng nông sản cần được tiêu thụ./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...