Tìm kiếm một hướng đi mới trên mảnh đất quê hương, vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sơn ở xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà đưa giống thanh long Tổ yến về trồng trên vùng đất bãi ven sông Trà Lý với phương pháp canh tác mới, cùng những sáng tạo đã đem lại những mùa quả ngọt với giá trị cao cho những nông dân dám nghĩ, dám làm.
Vườn thanh long của vợ chồng ông Sơn tại xã Hồng Khánh, huyện Hưng Hà
Năm 2019, vợ chồng ông Sơn thuê lại hơn 4 héc-ta đất bãi ven sông để đưa giống thanh long Tổ yến này về trồng. Với mục tiêu hướng đến xuất khẩu nên người nông dân này đăng ký tham gia trồng thanh long theo VietGap, tất cả quy trình sản xuất ở đây đều theo hướng hữu cơ nhằm tạo được sản phẩm thanh long sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Hồng Sơn - xã Hồng Khánh, huyện Hưng Hà: “Về đồng đất của quê nhà thì bà con trồng lúa, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, nhất là thuốc diệt cỏ. Do đó, tôi phải dùng các thuốc để xử lý độ đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất rồi sau đó mới bắt đầu cải tạo, dần dần đất mới có thể trồng được và đảm bảo được chất lượng sạch.” |
Ông Sơn làm giàn để cây thanh long leo và phát triển tốt
Tại vườn thanh long, thay vì tốn nhiều tiền cho việc xây trụ cao để trồng, gia đình ông Sơn làm thêm giàn để cây có thể leo. Đồng thời, xây trụ cách trụ 2,5m, luống cách luống 3m, đảm bảo cho việc tưới tiêu, chăm sóc cây được thuận lợi. Chính cách làm này đã giúp cây thanh long phát triển tốt hơn từ 2 – 2,5 lần giống thanh long khác.
Bà Vũ Thị Sao - xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà: “Đi học hỏi ở nước ngoài là họ trồng giàn chứ không trồng trụ. Như trồng trụ thì mỗi năm trên 1 héc-ta cho chúng tôi khoảng 15 tấn còn trồng giàn là mỗi một lứa khoảng 30 - 35 tấn mà mỗi năm cho 4 lứa thì tổng đã hơn trăm tấn. Quả thanh long đỏ như vừa rồi là người ta đang xuất với giá 15.000 VND /1Kg nhưng thanh long vàng mà chúng tôi chọn, lựa cỡ từ 4 – 6 lạng là chúng tôi bán từ 70.000 – 120.000 VND /1Kg.” |
Thanh long tại vườn ông Sơn cho trái
Hiện nay, tại vườn thanh long này có khoảng 100.000 gốc thanh long, canh tác theo phương pháp hữu cơ với diện tích lớn không chỉ tạo ra sản phẩm chất lượng, đồng đều mà còn tạo việc làm cho lao động địa phương.
Bà Lê Thị Nga - xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà: “So với cây trồng khác thì trồng cây thanh long ở đây phải yêu cầu kỹ thuật hơn và tất cả quá trình, kĩ thuật là cũng phải làm theo mô hình hữu cơ. Chị em chúng tôi cũng vừa làm, vừa học hỏi, rút ra kinh nghiệm để chăm sóc cây thanh long đạt năng suất cao.” |
Nhận thấy tiềm năng của cây thanh long Tổ Yến trên đất Hưng Hà, ông Sơn tự ươm giống với mục tiêu mở rộng diện tích trồng thanh long với khoảng 30 héc-ta vào năm tới. Cùng với đó, ông có ý tưởng kết hợp làm du lịch theo hướng trải nghiệm để nâng cao thu nhập. Suy nghĩ mới, cách làm mới hứa hẹn sẽ mang lại thành công cho người nông dân mới, dám thay đổi để thành công.
Thu Trang
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...