Kinh nghiệm từ công tác phòng dịch tả lợn Châu Phi từ những lần trước đây đó là để phòng dịch thành công thì việc đầu tiên mỗi hộ chăn nuôi, mỗi địa phương phải tự chủ động thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của ngành chức năng. Có như vậy mới hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi gây ra.
Ông Đông báo Ban Chăn nuôi Thú y xã đến kiểm tra tình trạng lợn của gia đình
Gia đình ông Đỗ Duy Đông ở xã Trọng Quan nuôi hơn 20 con lợn, trong số đó có 9 con lợn thịt có biểu hiện giảm sức ăn. Ngay lập tức, ông Đông thông tin cho Ban Chăn nuôi Thú y xã để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Ông Đỗ Duy Đông, xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng: “Sau khi đã phát hiện ra bệnh thì gia đình báo ngay với thú y của xã. Gia đình tôi không bán chạy lợn ốm ra ngoài thị trường, để mầm bệnh lây lan ra thị trường là không nên.” |
Ông Thường kí cam kết đảm bảo an toàn chăn nuôi trên địa bàn huyện Đông Hưng
Xã Trọng Quan hiện có tổng đàn lợn hơn 1.000 con, chủ yếu là chăn nuôi theo quy mô nông hộ. Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, địa phương đã thành lập các tổ kiểm tra, rà soát đàn vật nuôi, kiểm tra, giám sát các hộ kinh doanh, buôn bán, vận chuyển động vật trên địa bàn, công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch được đẩy mạnh.
Ông Trần Văn Thường - xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng: “Gia đình tôi là hộ giết mổ từ nhiều năm nay. Thường thường mỗi ngày, gia đình bán cho thị trường từ 1 - 2 con. Tôi chuyên mua lợn rõ nguồn gốc, lợn khỏe mạnh. Lợn ốm, chết và không rõ nguồn gốc là chúng tôi không tiêu thụ để đảm bảo cho người tiêu dùng và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.” |
Ông Phạm Xuân Hải - Chủ tịch UBND xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng: “Chúng tôi đã thành lập Ban chỉ đạo của xã và đồng thời thành lập các tổ công tác, tổ công tác tuyên truyền, tổ tiêu hủy lợn nếu có dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt, chúng tôi giao cho đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã sẽ làm tổ trưởng các công tác, ký cam kết đối với các hộ giết mổ, hộ buôn bán lợn ở tại địa phương để đảm bảo được việc phòng chống dịch.” |
Ông Đông phun khử khuẩn chuồng nuôi phòng bệnh cho đàn lợn của hộ gia đình
Theo nhận định từ ngành chuyên môn, virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền phức tạp. Cùng với đó, việc buôn bán, vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn gia tăng và thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh lây lan. Do đó, các địa phương, người chăn nuôi không được chủ quan, lơ là, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp để khống chế dịch bệnh và bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi.
Thu Trang
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...