Chăm sóc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa đông

Thứ 7, 18/09/2021 | 00:00:00
1,131 lượt xem

Trong bối cảnh giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường, nắng nóng, mưa ẩm xen kẽ làm gia súc, gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm. Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi là vấn đề mà nhiều nông dân quan tâm. Sau đây, Kỹ sư Phạm Thị Xuyến, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình có một vài lưu ý với bà con về việc chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa thu đông.

Người chăn nuôi quét dọn chuồng trại thường xuyên đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ

Kỹ sư Phạm Thị Xuyến, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình:

“Bà con cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, không để nước ứ đọng ở khu vực chăn nuôi và định kỳ phun hóa chất sát trùng tuần từ 1 đến 2 lần ở chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi để tiêu diệt mầm bệnh. Vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ các dụng cụ chăn nuôi và định kỳ phun, xử lý bằng hóa chất hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Đối với những ngày có nhiệt độ môi trường xuống thấp, bà con cần giữ ấm cho đàn vật nuôi, nhất là đối tượng gia súc, gia cầm non."


Người chăn nuôi cọ rửa dụng cụ ăn cho vật nuôi đảm bảo sạch sẽ phòng bệnh

Kỹ sư Phạm Thị Xuyến, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình:

"Ngoài ra, trong thời điểm giao mùa thì bà con cần tăng cường chăm sóc đàn gia súc, gia cầm như đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và đủ nước uống cho đàn gia súc, gia cầm. Vào những ngày có nhiệt độ môi trường xuống thấp, bà con phải cần cung cấp nước ấm cho đàn gia súc, gia cầm và bổ sung thêm các vitamin cũng như là các chất điện giải để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo từng giai đoạn và từng lứa tuổi của đàn gia súc, gia cầm như sau: Đối với trâu bò, tiêm phòng phòng các bệnh như bệnh viêm da nổi cục, bệnh tụ huyết trùng, bệnh lở mồm long móng; Đối với lợn, tiêm phòng các bệnh như 4 bệnh đỏ, bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh,…; Đối với gia cầm như gà, bà con tiêm phòng các bệnh như Gumboro, Newcastle, bênh đậu, bệnh cúm gia cầm, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm; Đối với lại vịt ngan, bà con phòng các bệnh như là bệnh viêm gan, bệnh dịch tả và bệnh cúm gia cầm.”

Người chăn nuôi phun khử trùng quanh chuồng nuôi phòng trừ mầm bệnh cho vật nuôi


Kỹ sư Phạm Thị Xuyến, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình:

Trong thời điểm giao mùa, bà con cần bổ sung thêm kháng sinh có thể hòa vào nước uống hoặc trộn với thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm để phòng một số bệnh như bệnh tụ huyết trùng, bệnh tiêu chảy, bệnh hen, bệnh suyễn và bà con lưu ý là thời gian ngừng thuốc trước khi xuất bán để đảm bảo an toàn thực phẩm.


Thu Trang

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...