Phụ nữ khởi nghiệp từ nghề đan bèo tây

Thứ 5, 02/09/2021 | 00:00:00
1,566 lượt xem

Từ những cây bèo tây tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo của mình, chị Mai Thị Ngà, thôn Đông Thành, xã Hồng Giang (Đông Hưng) đã tìm tòi, học hỏi, tận dụng chúng để đan thành đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng/năm.

Lao động làm việc tại xưởng của chị Ngà

Nhận thấy thời gian nông nhàn còn nhiều, thu nhập từ nghề nông lại không cao. Bắt đầu từ 2015 chị Mai Thị Ngà đã tìm đến học nghề đan bèo tây ở xã Minh Châu với mong muốn bản thân có thêm công ăn việc làm lúc nhàn rỗi, phụ thêm chi phí sinh hoạt trong gia đình.

Chị Mai Thị Ngà:
“Bản thân tôi cũng như bà con trong thôn đều xuất thân từ nghề nông, ngoài thời gian làm nông thì rảnh rỗi mà thu nhập từ nghề nông lại không cao nên tôi đã đi học nghề về dạy cho bà con trong thôn cùng làm lúc nông nhàn. Thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn vì toàn người lớn tuổi nên khó đào tạo, mẫu mã chất lượng kém nên hàng bị trả về. Là chủ doanh nghiệp tôi thấy tôi thấy rất là buồn.”

Sản phẩm giỏ đan từ bèo tây tại cơ sở của chị Ngà

Không nản chí, chị tiếp tục đào tạo nguồn nhân công nâng cao trình độ, đảm bảo chất lượng sản phẩm phục phụ nhu cầu của người tiêu dùng. Những năm qua sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ của gia đình chị đã khẳng định được thương hiệu riêng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường các nước: Mỹ, Hàn Quốc, Đức…

Ngoài công việc đồng áng, thời gian nông nhàn bà Đỗ Thị Đính vào cơ sở chị Ngà làm việc. Bà nhanh chóng thạo nghề và có việc làm ổn định.

Bà Đỗ Thị Đính:
“Tôi vào làm tại cơ sở của cô Ngà từ những ngày đầu tiên, nghề này thoải mái thời gian, rảnh thì làm không thì thôi, mà công việc cũng nhẹ nhàng phù hợp với người lớn tuổi như tôi. Tôi rất cảm ơn cô Nga vì đã mang nghề về cho người dân của thôn, của xã cũng như nhiều xã lân cận. Nhờ đó mà tôi cũng như nhiều bà con có thêm thu nhập lúc nông nhàn.”

Bèo tây được chuẩn bị để tạo ra sản phẩm thủ công tại xưởng chị Ngà

Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng cơ sở sản xuất của chị Ngà vẫn thu hút hơn 200 lao động có việc làm ổn định, mỗi tháng sản xuất khoảng 10.000 sản phẩm. Cơ sở đã liên kết với một doanh nghiệp ở thành phố Thái Bình để xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu Âu. Mỗi năm doanh thu của cơ sở đạt trên 2 tỷ đồng.

Chị Phạm Thị Hường - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Đông Thành cho biết:

“Chị Mai Thị Ngà là hội viên năng động, sáng tạo, chị đã tìm nghề, tạo việc làm cho nhiều hội viên phụ nữ trong xã để tăng thêm thu nhập. Dù công việc bận mải nhưng chị Ngà vẫn tích cực tham gia sinh hoạt hội và là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế của Hội Liên hiệp Phụ nữ thôn Đông Thành.”


Trải qua 6 năm gắn bó, tìm tòi, học hỏi, giờ đây chị Ngà đã xây dựng được thương hiệu riêng của mình. Thành công đến với chị Ngà xuất phát từ cái tâm với nghề, tạo được uy tín với khách hàng, thu hút nhiều đơn hàng và giúp chị em có việc làm ổn định từ đó làm giàu cho gia đình trên chính mảnh đất quê hương.

Huyền Chang

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...