Những năm gần đây, việc phát triển các cơ sở, tổ hợp ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại xã Bình Định, huyện Kiến Xương có sự gia tăng. Đã và đang góp phần giải quyết bài toán lao động tại chỗ, nhằm nâng cao thu nhập của người dân. Và cũng là hướng đi tích cực để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn và góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Cơ sở mây tre đan của gia đình ông Hoàng Thanh Hải
Cơ sở mây tre đan của gia đình ông Hoàng Thanh Hải, thôn Trần Phú, xã Bình Định, huyện Kiến Xương, tính đến nay đã du nhập về địa phương hơn 20 năm. Đây cũng là cơ sở mây tre đan đầu tiên, mang về phụ về với gia đình và bà con tại địa phương. Gắn bó, duy trì cơ sở mây tre đan, bởi nó là công việc phù hợp với sức khỏe của vợ chồng ông và cũng là công việc phù hợp mà nhiều người dân ngoài độ tuổi lao động đang tìm kiếm.
Ông Hoàng Thanh Hải - Chủ cơ sở mây tre đan thôn Trần Phú, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: “Thời gian đầu gia đình tìm việc về gia đình làm thôi, tuy nhiên thấy bà con cũng có nhu cầu, nên gia đình tôi lấy thêm nguyên liệu về để bà con cùng làm. Cũng trải qua nhiều lần thay đổi công ty và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. Có thời điểm đông nhất đã thu hút hàng 500 lao động.” |
Phát triển từ hộ gia đình làm nghề, cho đến cơ sở sản xuất, với hàng chục hộ dân theo nghề mây tre đan ở cơ sở. Mặc dù, cũng trải qua rất nhiều thăng trầm khi tìm kiếm các đơn hàng để ký kết. Thế nhưng, gia đình ông Hải vẫn cố gắng duy trì sản xuất để tạo thu nhập cho gia đình và bà con tại địa phương.
Bà Trần Thị Gấm, thôn Trần Phú, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: “Tôi làm việc ở cơ sở nhà ông Hải từ đầu. Cứ có việc gì là tôi đều nhận làm để tranh thủ tăng thu nhập thời gian nông nhàn. Như tôi tranh thủ cả làm việc nhà, mỗi tháng cũng được 1,5-2 triệu đồng.” |
Sản phẩm của cơ sở mây tre đan của gia đình ông Hoàng Thanh Hải
Ông Hoàng Thanh Hải - Chủ cơ sở mây tre đan thôn Trần Phú, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: “Thời gian gần đây thu nhập của bà con cũng đạt từ 2-4 triệu đồng mỗi tháng. Đó là đối với những người làm chăm chỉ. Gia đình cũng mong muốn phát triển để tạo việc làm cho bà con và tăng thu nhập cho gia đình.” |
Cơ sở tiểu thủ công nghiệp của bà Đỗ Thị Thục
Hay như cơ sở của bà Đỗ Thị Thục, thôn Ái Quốc, xã Bình Định, huyện Kiến Xương. Đây cũng là cơ sở tiểu thủ công nghiệp đang tạo việc làm tại chỗ cho khoảng 80 lao động tại địa phương và các xã lân cận. Mặc dù mới đi vào hoạt động hơn 2 năm nay, thế nhưng cơ sở này lúc nào cũng tấp nập hàng hóa. Thậm chí là không đủ công việc theo nhu cầu của người dân.
Bà Đỗ Thị Thục, Chủ cơ sở mây tre đan thôn Ái Quốc, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: “Tôi lấy nguồn nguyên liệu qua 1 người quen ở huyện Tiền Hải, sau đó phân phối cho người dân cùng làm. Nhiều khi còn không đủ nguyên liệu để cung cấp theo nhu cầu làm việc của mọi người. Cơ sở tôi thường duy trì tầm 50-70 người làm.” |
Ông Bùi Văn Đường, thôn Sơn Trung, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: “Chúng tôi phấn khởi lắm, vì địa phương chúng tôi chỉ làm nông nghiệp, mà giờ tuổi đã ngoài 60 rồi, không đủ sức khỏe đi làm việc khác. Giờ có cơ sở mây tre đan chúng tôi có thêm nhu nhập. Như 2 vợ chồng tôi cũng tăng thêm 3 triệu đồng mỗi tháng.” |
Theo thống kê, 5 năm trở lại đây, sau khi xã Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao. Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hệ thống giao thông thì cũng tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất, tổ hợp tác do người dân làm chủ đứng lên và phát triển đa dạng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Chính điều đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động của địa phương.
Ông Bùi Tấn Yên, Phó chủ tịch UBND xã Bình Định, huyện Kiến Xương: “Từ sau thời điểm 2015 xã về đích Nông thôn mới thì địa phương tiếp tục khuyến khích người dân phát triển kinh tế. Từ đó các ngành nghề, cơ sở sản xuất ngày càng phát triển. Đến nay, đã có hơn 20 ngành nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tại địa phương để tạo việc làm cho người dân. Hầu hết ai cũng có việc làm từ trẻ đến già.” |
Sự phát triển đa dạng các ngành nghề, trong đó có tiểu thủ công nghiệp, đã tạo đà để Bình Định hôm nay là xã Nông thôn mới nâng cao của huyện Kiến Xương. Mà minh chứng rõ nét nhất là bình quân thu nhập đầu người ở nơi đây đã tăng đáng kể. Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng có nhiều khởi sắc. Cuối năm 2020, bình quân thu nhập đầu người đạt 56 triệu đồng/người/năm. Nông thôn mới Bình Định đang vươn mình phát triển mạnh mẽ.
Phương Thúy
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...