Nuôi ong thùng tầng kế dưới tán rừng sú, vẹt

Thứ 4, 07/07/2021 | 00:00:00
1,228 lượt xem

Tận dụng lợi thế về diện tích rừng ngập mặn tại tỉnh Thái Bình, nhiều người dân đã khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển nghề nuôi ong mật và đem lại nguồn thu nhập cao, góp phần bảo vệ môi trường hệ sinh thái tại địa phương.

Rừng ngập mặn ven biển huyện Thái Thụy

Thời điểm này, cánh rừng ngập mặn ven biển huyện Thái Thụy lại được bao phủ bởi hương thơm của hàng triệu cây bần, sú, vẹt. Đây được xem là cơ hội để đàn ong lấy mật trong môi trường tự nhiên. Là một trong những người tiên phong về mô hình nuôi ong cạnh rừng ngập mặn, anh Nguyễn Văn Hiếu đã thành công với phương pháp nuôi ong tầng kế. Theo anh Hiếu, một trong những tiêu chuẩn và điều kiện để tạo ra nguồn mật ong sạch đó là phải tìm được nguồn nuôi cùng với phương pháp nuôi ong tầng kế.

Anh Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp Thái Việt:

“Nguồn hoa mà thiên nhiên đã ban tặng mình rất là tốt. Nghề nuôi ong cũng có sự phát triển riêng của nó, tức nó cũng là một nghề nông nghiệp. Chúng tôi cũng tính đến chuyện là đầu tư cho ngành nuôi ong.” 


Ong nuôi trong rừng bần, sú, vẹt

Bần, sú, vẹt là loại cây mọc ở ven biển, nở tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Dựa vào lợi thế rừng ngập mặn ven biển có sẳn, người nuôi ong thu được mật ong, phấn hoa, đặc biệt không phải tốn chi phí cho ăn mà nuôi dưỡng, cộng thêm phương pháp nuôi ong tầng kế cũng cho năng suất và chất lượng mật tốt hơn.

Anh Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp Thái Việt:

“Với giải pháp này là có năng suất hơn và chất lượng hơn, độ phát triển nó còn lớn nữa.Với cái lượng ong này là chưa thấm gì với nguồn mật ở đây thì chúng tôi sẽ tăng lượng số đàn và cái năng suất, sản lượng sẽ tăng lên.”


Anh Hiếu thu hoạch sáp ong 

Từ tháng 4 đến tháng 7 là khoảng thời gian mà các loài hoa ở trong rừng nở rộ nhất và đây cũng là mùa mà ong cho mật nhiều nhất trong năm.

Anh Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp Thái Việt:

“Mùa này mà được mùa thì nó sẽ thu được từ từ 40Kg đến 50Kg 1 tầng và trung bình cả trại thì nó khoảng 35Kg một lần thu. Cái khung nuôi ong là khoảng từ 1,9Kg đến 2Kg/1 khung. Cái này được giá rất cao với ngành ong. Người ta sẽ ăn luôn và sử dụng luôn thân sáp ong. Ở Thái Bình, một năm chúng tôi chỉ thu được 3 lần tối đa. Nhiều mật là đã chín. Để ngắm từ trên xuống dưới, tức là mật phủ kín rồi thì đạt tiêu chuẩn để thu mật.”


Tại Thái Bình với diện tích rừng ngập mặn lớn thì nuôi ong là một cách rất thích hợp để những người nông dân phát triển kinh tế.Hơn nữa, còn góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và bảo vệ sinh thái ven biển.

Thúy Quỳnh

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...