Kỹ sư trẻ và cái duyên với hạt gạo

Thứ 7, 29/05/2021 | 00:00:00
497 lượt xem

Kĩ sư trẻ Phạm Ngọc Hưng ở xã Vũ Quý huyện Kiến Xương và cái duyên với hạt gạo. Với những kiến thức được đào tạo bài bản cùng với khát vọng nâng cao giá trị hạt gạo, chàng trai trẻ này đã xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo khép kín, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để khép kín một quy trình sản xuất thì đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và người chủ doanh nghiệp cần phải nắm vững nhiều vấn đề. Từ khâu sản xuất đồng ruộng, xây dựng hệ thống chế biến cho đến việc tổ chức hoạt động của nhà máy sao cho hiệu quả. Đó là quá trình nhiều vất vả với những người mới bắt đầu khởi nghiệp như anh Hưng. Ngay khi khởi nghiệp, anh Hưng ưu tiên hàng đầu cho sản xuất ngoài đồng ruộng, vì theo anh chỉ khi sản xuất ngoài đồng ruộng tốt thì mới cho hạt gạo chất lượng.

Anh Phạm Ngọc Hưng - xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương:

“Tôi tìm và lựa chọn các giống lúa mới. Các giống lúa mới thì phải đáp ứng được 3 tiêu chí: năng suất, chất lượng gạo tốt, được giá mà thị trường tiêu dùng chấp nhận được.”


Diện tích giống lúa mới của anh Hưng đưa vào gieo cấy cho năng suất cao

Năm 2015, anh Hưng đưa các giống lúa mới vào thử nghiệm trên những thửa ruộng mà anh thuê khoán của nông dân trong xã. Những kiến thức học được từ giảng đường được anh áp dụng có hiệu quả vào sản xuất. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng của các giống lúa mới được đảm bảo. Anh chủ động liên kết với các hợp tác xã và nông dân trong và ngoài huyện mở rộng diện tích sản xuất lúa để đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các đối tác.

Anh Phạm Ngọc Hưng - xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương:

“Giai đoạn đầu người dân làm cùng mình còn nhiều nghi hoặc nhưng sau khi thấy làm cùng vừa được năng suất, được giá nên họ rất thích trồng, mở rộng diện tích rất nhanh. Đến năm nay thì theo lượng mình cung cấp ra thị trường cho người nông dân thì khoảng hơn 800ha lúa cấy.”


Thóc tươi anh Hưng thu mua về nhà máy chế biến

Để đảm bảo chất lượng hạt gạo, đến mùa thu hoạch anh Hưng thu mua thóc tươi cho bà con. Hệ thống lò sấy cùng hệ thống máy móc phục vụ xay xát chế biến gạo hiện đại được đầu tư đồng bộ tạo ra những sản phẩm chất lượng cung cấp ra thị trường.

Ông Đinh Công Mấn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kiến Xương:

“Đối với Công ty Thăng Long thì trước mắt chúng tôi hướng đến doanh nghiệp này xây dựng thương hiệu gạo huyện Kiến Xương. Công ty Thăng Long đã triển khai được các vùng sản xuất ở nhiều xã trên địa bàn huyện. Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho chế biến hiện đại. Công ty đã có những cơ sở đảm bảo pháp lý yêu cầu.”


Trung bình mỗi tháng, công ty do anh Hưng làm chủ xuất bán ra thị trường trung bình từ 300-400 tấn gạo. Thời kì cao điểm như hiện nay lên tới 600 tấn. Việc sản xuất kinh doanh ổn định không chỉ mang lại thu nhập cao cho kĩ sư trẻ Phạm Ngọc Hưng mà còn hiện thực hoá khát vọng xây dựng thương hiệu sản phẩm Ocop và xây dựng thương hiệu gạo cho huyện Kiến Xương.

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...