Ngày 1/4/2021, kỉ niệm 62 năm ngày truyền thống ngành thủy sản. Đây cũng là dấu mốc để chúng ta nhìn lại ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và ngành thủy sản Thái Bình nói riêng đã có những bứt phá vượt bậc, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đạt tốc độ tăng trưởng cao, góp phần tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Vùng nuôi trồng thủy sản Thái Bình
Có đường bờ biển dài 54 km, 4 cửa sông lớn và hệ thống sông ngòi dày đặc, Thái Bình có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Những năm qua Thái Bình đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đặc biệt chú trọng phát triển lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản. Giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành thuỷ sản tăng 6,8%/ năm, cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản chiếm gần 20% trong tổng gía trị sản xuất nông lâm thuỷ sản. Trong đó lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản chiếm 2/3 sản lượng và giá trị của ngành thuỷ sản.
Ông Nguyễn Hồ Nguyên - Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thuỷ sản Lenger Việt Nam: “Con ngao của Thái Bình cũng như các tỉnh khác đủ tiêu chuẩn chúng tôi chế biến xuất khẩu.” |
Ông Đàm Thanh Hải, xã Thái Nguyên, huyện Thái Thuỵ: “Bình quân 40 con/1kg thì trong khoảng 600m vuông thu hoạch khoảng 2 tấn, xuất đi nước ngoài tốt được kiểm nghiệm.” |
Vùng nuôi thủy sản của người dân ven biển
Tiềm năng là vậy, nhưng bên cạnh đó thuỷ sản Thái Bình cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như hạ tầng vùng nuôi, trong vùng nội đồng chưa đáp ứng được yêu cầu nuôi trong giai đoạn hiện nay, sản xuất vẫn nhỏ lẻ, nguồn con giống phục vụ cho sản xuất vẫn chưa đảm bảo.
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 đã nhấn mạnh đến các giải pháp phát triển thuỷ sản một cách bền vững như khuyến khích các tổ chức cá nhân tích tụ đất đai phát triển thuỷ sản quy mô lớn, ứng dụng quy trình công nghệ mới sản xuất theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Ông Hoàng Minh Giang, Chi cục trưởng Chi cục thuỷ sản Thái Bình: “Xây dựng đề án về công nghệ nuôi ao bán nổi trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025, nhằm mục đích chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản để bù đắp lại những diện tích mất đi sau khi quy hoạch khu kinh tế. Đặc biệt nuôi sẽ áp dụng khoa học công nghệ, nuôi thâm canh, công nghệ cao, có liên kết tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân có đầu tư khoa học công nghệ và cơ sở vật chất nhằm phát triển đàn giống bố mẹ để sản xuất, đáp ứng nhu cầu giống hiện nay trong nuôi trồng thuỷ sản.” |
Tàu đánh cá của người dân Thái Bình vươn khơi
Việc phát huy tiềm năng lợi thế từ biển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 sẽ giúp Thái Bình thực hiện mục tiêu xây dựng khu vực ven biển trở thành trọng điểm về kinh tế. Qua đó trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội địa bàn tỉnh.
Hoài Thu
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...