Ocop - nâng tầm sản phẩm địa phương

Thứ 2, 15/03/2021 | 00:00:00
552 lượt xem

Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm được coi là cú hích cho phát triển kinh tế ở nông thôn. Từ năm 2020 tại Thái Bình chương trình đã đón nhận sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Sản phẩm sau khi được đánh giá theo thứ hạng sao đã tự tin hơn trên thị trường.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói Tây An

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói vừa được Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Bình đánh giá 4 sao. Do đạt các tiêu chí sản phẩm chất lượng-độc đáo- tinh xảo, mang tính đặc trưng, có chứng nhận quản lí chất lượng tiên tiến của Việt Nam. Với giá trị 4 sao này sẽ giúp sản phẩm chiếm lĩnh ở nhiều thị trường tiềm năng, thay vì các thị trường cũ như: Mỹ, Hồng Kong, Nhật Bản.

Bà Nguyễn Thị Nga - Trưởng phòng kĩ thuật, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh hàng thủ công Tây An:
“Sự đổi mới rất cần thiết nên qua chương trình Ocop chúng tôi học hỏi được nhiều, qua đây nắm bắt và quảng bá được sản phẩm ra thị trường.”

Cơ sở chế biến thực phẩm bánh kẹo xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng

Năm 2020, Thái Bình có 17 sản phẩm được đánh giá 4 sao. Đây đều là các hàng hoá tiêu biểu, có nguồn gốc công nghệ của địa phương.

Ông Trần Văn Đức - Chủ cơ sở chế biến thực phẩm bánh kẹo xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng:
“Trước kia mình dùng cách quảng bá truyền thống. Qua Ocop chúng tôi được quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng xã hội.”


Công ty TNHH cơ khí dệt may xuất khẩu Thanh Chất 

Ông Nguyễn Thanh Chất - Công ty TNHH cơ khí dệt may xuất khẩu Thanh Chất, Cụm công nghiệp Đồng Tu, xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà:
“Sản phẩm của chúng tôi bây giờ xuất sang các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản từ 2005 đến giờ nhưng đảm bảo chất lượng hơn nữa và mong muốn tới đây xuất sang thị trường Châu Âu, theo hiệp định EVFTA.”


Cây phát lộc - một trong những sản phẩm Ocop

Chương trình mỗi xã một sản phẩm là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên hiện nay, chủ thể tham gia chương trình vẫn còn ít so với thực tế tiềm năng sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Bà Lê Thị Thêm - đơn vị tư vấn chương trình Ocop Thái Bình:
“Khó khăn trong triển khai là người dân chưa biết đến chương trình, khi gặp người dân thì tương tác giữa đơn vị với người dân chưa tốt. Vì vậy chúng ta cần tuyên truyền cho người dân hiểu vai trò và tầm quan trọng của chương trình Ocop này. Người dân hiểu và tự chủ động mong muốn đăng kí tham gia.”

Việc gia tăng các tổ chức kinh tế thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giúp thu hút nguồn lực tại chỗ, lao động bên ngoài trở về địa phương làm việc. Góp phần thay đổi diện mạo hình ảnh vùng nông thôn. Xây dựng nông thôn mới bền vững, thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.

Hoài Thu

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...