Thời gian qua Thái Bình đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Tuy nhiên việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản tại các vùng chuyên canh này vẫn còn bộc lộ bất cập khiến cho sản xuất nông nghiệp chưa ổn định và có hiệu quả như mong đợi.
Vùng chuyên canh rau màu huyện Quỳnh Hải
Vùng chuyên canh rau màu huyện Quỳnh Hải có diện tích 350ha, trung bình một ngày cung cấp ra thị trường 100 tấn rau các loại. Thế nhưng nông dân ở đây vẫn giữ cách làm cũ, trông được cây gì thì bán cây đó, tự sản xuất, tự tiêu thụ, không qua liên kết bảo quản khiến cho việc tìm đầu ra gặp nhiều khó khăn.
Ông Phạm Quang Viễn - xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ: “Nhân dân Quỳnh Hải chúng tôi thì cứ mạnh đâu bán đấy, thương lái ở ngoài mua giá cao thì bán cho thương lái, không hợp đồng với bên dịch vụ hợp tác xã”. |
Thu hoạch hành tại ruộng
Nông dân ở nhiều địa phương vẫn sản xuất thiếu thông tin định hướng đầu ra cho sản phẩm dẫn đến khủng hoảng thừa nông sản. Do vậy đến lúc thu hoạch vẫn không biết địa chỉ tiêu thụ mà chỉ trông chờ thương lái thu mua. Như thời điểm này giá hành củ thương lái thu mua rất rẻ nhưng người dân xã An Tân đành ngậm ngùi bán đi vì không còn lựa chọn nào khác”.
Ông Phạm Quang Hiển - xã An Tân, huyện Thái Thuỵ: “Phải có doanh nghiệp hợp đồng thì nó dễ bán hơn, không có thì thương lái có thể nhiều lúc họ ép giá mình”. |
Phóng viên trao đổi cùng Ông Nhường về nông sản
Những năm qua hợp tác xã nông nghiệp xã An Tân đã quy vùng thực hiện sản xuất hành tỏi theo tiêu chuẩn Vietgap trên 5ha. Mặc dù sản xuất theo đúng quy trình, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng đầu ra cho các sản phẩm này cũng không hề thuận lợi vì hợp tác xã không có kho lạnh để bảo quản sản phẩm.
Ông Mai Đức Nhường - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã An Tân, huyện Thái Thuỵ: “Năm nào chúng tôi cũng đi tìm hướng tiêu thụ cho bà con, thì chúng tôi cũng đã liên hệ với các siêu thị, toà nhà chung cư tập trung để đưa sản phẩm này vào. Tuy nhiên sức tiêu thụ một tháng chỉ được 5-7 tấn mà thời gian tiêu thụ dài. Ngược lại sản phẩm của chúng tôi thu hoạch trong vòng 1 tháng vậy nên khâu bảo quản sau thu hoạch để cất trữ được 1 lượng hàng lớn cho họ thì không đủ khả năng để làm”. |
Người dân tự sơ chế hành sau khi thu hoạch
Những bất cập trong việc quy hoạch vùng sản xuất, công nghệ chế biến sau thu hoạch, liên kết bao tiêu sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối cần những giải pháp cấp bách để sớm khắc phục tình trạng được mùa mất giá.
Thu Trang
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...