Hạn chế trong khâu bảo quản và chế biến nông sản

Thứ 6, 05/03/2021 | 00:00:00
870 lượt xem

Không phải đến khi dịch bệnh câu chuyện giải cứu nông sản mới diễn ra , đã có rất nhiều câu chuyện được mùa mất giá hay mất giá được mùa vẫn tiếp diễn. Việc nhổ bỏ nông sản không còn là việc hiếm của người nông dân.

Người dân thu hoạch hành

Nếu giá không xuống thấp và thương lái vẫn thu mua bình thường thì gia đình ông Nguyễn Đình Quân, xã An Tân, huyện Thái Thuỵ sẽ lãi 8-10 /

triệu đồng/1 sào hành tỏi chỉ trong 3 tháng trồng. Nhưng đấy là trong trường hợp mọi việc vẫn thuận lợi và suôn sẻ còn giờ bài toán lợi nhuận kinh tế này đã phải tính lại. Hệ thống sấy bảo quản nông sản là việc ông mong chờ nhất.

Ông Nguyễn Đình Quân, xã An Tân, huyện Thái Thuỵ:
“Nhà nước và địa phương cùng làm thì chỉ cần làm một máy móc để sấy, để giữ hàng hoá cho bà con là đẹp nhất. Cái đấy nhà phải lớn, phải rộng cỡ 1ha mới làm được chứ tư nhân không làm được”.

Chị Chín đang sơ chế hành

Bên hàng chục tấn nông sản thu mua nhiều ngày qua, chị Mai Thị Chín khá lo lắng, thời tiết cứ chuyển mưa như thế này sẽ khó bảo quản nổi và chị cũng chỉ ao ước giá như có một hệ thống máy sấy. Có lẽ chị sẽ hỗ trợ được bà con thu mua nông sản rất nhiều.

Chị Mai Thị Chín -
 chủ thu mua nông sản xã An Tân, huyện Thái Thuỵ:
“Về không có chỗ đựng mà thương lái thì không dám mua, mà mua ra cũng không bán ra được. Chúng tôi chả biết có biện pháp gì chỉ trông lại thị trường thôi vì ở đây không có lò sấy”.

Người dân chăm sóc rau

Bối rối và thiếu thông tin thị trường, cách mà những người như ông Quân hay chị Chính ứng phó cho cú sốc nông sản là tin tưởng và chờ đợi.

Ông Lê Hồng Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân Thái Bình:
“Theo tôi một giải pháp quan trọng nhất là phải có cơ chế chính sách mạnh mẽ hơn nữa. Kêu gọi các nhà đầu tư, nhà máy để sơ chế, chế biến các sản phẩm cho nông dân. Từ đó mới chủ động được vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”.

Nông dân là những người chăm chỉ, trình độ thâm canh khá nhưng thế thôi chưa đủ. Bởi vì họ vẫn trông chờ vào yếu tố may rủi từ thời tiết, dịch bệnh và thậm chí cả thị trường. Giải cứu nông sản cho nông dân mỗi khi cú sốc xảy đến chỉ là phần ngọn mà quan trọng phải giải quyết tận gốc vấn đề.

Vùng sản xuất rau màu của bà con

Thái Bình là tỉnh có sản lượng lớn rau màu gần 1triệu tấn/1 năm, 80% tiêu thụ ra tỉnh ngoài. Nhưng để sản phẩm có chất lượng vào được phân khúc thị trường như siêu thị thì lại hiếm, chưa nói gì đến chế biến và xuất khẩu. Hiện nay những ứng dụng công nghệ cao chủ yếu mới ở dạng mô hình và thử nghiệm.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp, Bộ NN & PTNT:
“Muốn giải quyết đến tận gốc vấn đề chặt cây nọ bỏ con kia, giải cứu nông sản chỉ có 2 cách làm. Thứ nhất là xây dựng hệ thống chế biến bảo quản nông sản, đầu tư vào ngành công nghiệp đó, dịch vụ đó với mức độ đầu tư lớn. Thứ hai là trao quyền cho nông dân thông qua Hội nông dân, qua Liên hiệp hợp tác xã, thông qua Tổ chức hợp tác để người nông dân làm chủ toàn bộ đầu vào và đầu ra của thị trường sản xuất”.

Nhà máy bảo quản nông sản

Khi những tư duy nông nghiệp manh mún được cởi bỏ, những vùng sản xuất nông nghiệp an toàn được hình thành, nông dân trình độ cao được có sự gắn kết với hệ thống quản lí nhà nước, doanh nghiệp. Lúc ấy nông sản mới thực sự đứng vững trên thị trường và điệp khúc giải cứu sẽ không còn là câu chuyện thường xuyên như hiện nay.

Hoài Thu

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...