Những năm qua, tại xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Hướng đi này góp phần gia tăng giá trị canh tác, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân.
Cây bưởi cho năng suất cao của gia đình ông Quế
Sau khi địa phương tuyên truyền, triển khai mô hình chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây hàng năm có giá trị kinh tế cao, ông Bùi Văn Quế ở thôn Chùa, xã Chí Hòa đã mạnh dạn đầu tư sản xuất tại vùng đất cấy lúa thấp trũng của gia đình. Đến nay khu chuyển đổi của gia đình ông Quế với diện tích 1 ha, đa dạng các loại cây ăn quả, trong đó có những giống cây mới, cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Ông Bùi Văn Quế - thôn Chùa, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà: “Một cây ăn quả có thể thu 1 năm đánh đổ hàng sào lúa thế mà có đến hàng trăm cây, nếu như cơ ngơi này mà một vài năm nữa thì cái gì chứ vườn cây ăn quả nhà tôi thu nhập cũng được một vài trăm triệu một năm”. |
Diện tích đất nhân giống cây ăn quả của gia đình ông Đức
Còn ông Đặng Văn Đức, thôn Vân Đài, xã Chí Hòa chuyển đổi diện tích ruộng của gia đình và thuê thêm ruộng thực hiện nhân giống cây ăn quả. Với diện tích hơn 1,5 mẫu, ông Đức chỉ đầu tư ươm cây hồng xiêm xoài. Với hướng đi mới, cách làm sáng tạo trong sản xuất cũng như kinh doanh, ông Đức đang chứng minh tính hiệu quả mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà gia đình ông thực hiện.
Ông Đặng Văn Đức - thôn Vân Đài, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà: “Cây giống này đạt hiệu quả rất cao, một sào làm được vạn rưỡi cây, tỷ lệ xuất thành công một vạn ba trăm cây. Nếu mà xuất một vạn ba trăm cây trong năm đạt được 200 triệu đồng trên một sào”. |
Người lao động đang xới đất cho sản xuất
Trên cơ sở định hướng về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của tỉnh Thái Bình và ngành nông nghiệp, xã Chí Hòa đã tiến hành rà soát quỹ đất sản xuất nông nghiệp, diện tích thấp trũng, khó khăn về thủy lợi để phân vùng chỉ đạo chuyển đổi cây trồng năm 2020, giai đoạn năm 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Với tổng diện tích quy hoạch chuyển đổi khoảng 94 ha, năm 2020 xã Chí Hòa đã tập trung phân vùng, chọn cơ cấu cây trồng, vận động các hộ nhượng lại đất để chuyển đổi 12,7 ha thuộc 7 khu vực sao cho phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng.
Ông Đinh Quang Hanh - Phó chủ tịch HĐND xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà: “Hội nông dân xã đã tích cực tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã về các thủ tục để làm công tác chuyển đổi. Đồng thời hội cũng liên kết với trường Trung cấp nông nghiệp Thái Bình, các công ty, trạm trại để chuyển giao khoa học kĩ thuật, đặc biệt là kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả. Đồng thời Hội đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho hội viên vay vốn”. |
Tưới nước cho diện tích cây giống
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đây là tiền đề để xã Chí Hòa tiếp tục thực hiện tốt việc phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, xây dựng mô hình tổ hợp tác, hình thành chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ nông sản, giúp nông dân cải thiện thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và duy trì bền vững các tiêu chí nông thôn mới.
Thu Trang
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...