Làm thế nào để chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Thứ 7, 05/12/2020 | 00:00:00
1,704 lượt xem

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Thái Bình bước đầu đã đem lại kết quả tích cực, tạo bước phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số vướng mắc, khó khăn.

Vườn thanh long chuyển đổi của ông Vũ Văn Tuyến, thôn Ngoại Trang, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà

Ông Vũ Văn Tuyến, thôn Ngoại Trang, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà bắt đầu chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả từ hơn chục năm trước. Thế nhưng, cái khó nhất với ông là mua giống cây ở đâu để có chất lượng tốt. Trước khi có vườn thanh long sai quả như hiện nay, ông Tuyến đã không ít lần trồng cây rồi lại phải phá bỏ.

Ông Tuyến đã không ít lần trồng cây rồi lại phải phá bỏ

Ông Vũ Văn Tuyến, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Trong những năm đầu, khó khăn là cái giống, giống không được chuẩn, phải thay đi, thay lại. Đầu tiên là trồng đỏ, trồng trắng và các giống cũng có những giống không đạt tiêu chuẩn, 1 sào chỉ đạt 10- 12 triệu thôi. 


Còn với nông dân trẻ Nguyễn Văn Kiên ở xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, đã mạnh dạn tích tụ 25 ha để cấy lúa và trồng cây màu. Từ những mảnh ruộng chỗ cao, chỗ thấp, anh Kiên đầu tư, cải tạo lại liền vùng, liền thửa để thuận tiện cho việc đưa máy móc vào sản xuất. Tính riêng diện tích 8 mẫu chuyển đổi sang trồng bí giàn, anh Kiên đầu tư hết khoảng 500 triệu và theo tính toán thì phải mất từ năm rưỡi đến 2 năm sau đầu tư mới thu lợi nhuận. Thế nhưng, thời hạn thuê đất chỉ 10 năm khiến anh Kiên không khỏi đắn đo suy nghĩ.

8 mẫu chuyển đổi sang trồng bí giàn của nông dân trẻ Nguyễn Văn Kiên ở xã Tân Phong, huyện Vũ Thư

Anh Nguyễn Văn Kiên, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Cái khó khăn lớn nhất trong quá trình chuyển đổi đó là thời hạn thuê đất không được lâu dài, khi mà mình quy hoạch chuyển sang trồng cây hoa màu thì không yên tâm cho lắm. Sợ đầu tư nhiều mà đến lúc ấy hết thời hạn họ đòi ruộng thì cũng rất là dở. 


Tỉnh Thái Bình đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ chuyển đổi được khoảng 30.000 ha đất đất sản xuất lúa sang trồng các loại cây ăn quả, cây dược liệu, hoa, rau màu; giá trị sản xuất sẽ đạt trên 1ha sau chuyển đổi đạt từ 300 – 800 triệu đồng/năm.

Năm 2030 tỉnh Thái Bình sẽ chuyển đổi được khoảng 30.000 ha đất đất sản xuất lúa sang trồng các loại cây ăn quả, cây dược liệu, hoa, rau màu có giá trị kinh tế cao

Nhiều cơ chế, chính sách đã được tỉnh Thái Bình ban hành, khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều mô hình thí điểm cũng đang được triển khai thực hiện tại các địa phương. 

Thái Bình khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó giám đốc Sở NN &PTNT Thái Bình

Trong quá trình xây dựng đề án thì UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn là Sở Kế hoạch – Đầu tư và Sở NN &PTNT Thái Bình xây dựng cơ chế chính sách để thực hiện việc chuyển đổi đạt hiệu quả. Trên cơ sở của đề án thì Sở NN & PTNT đang xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm và đồng thời phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư để trình các cơ chế chính sách để tiếp tục hỗ trợ các vấn đề về máy nông nghiệp. Đặc biệt, trước đây đã có máy làm đất và tới đây cũng định hướng tới máy thu hoạch một số loại cây rau màu và tiếp tục chính sách hỗ trợ về kho lạnh giúp nông dân bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Chuyển đổi đất lúa thành công sẽ góp phần quản lý và sử dụng đất lúa một cách linh hoạt, hiệu quả

Không chỉ được kỳ vọng ở hiệu quả kinh tế thông qua những con số cụ thể, chuyển đổi đất lúa thành công sẽ góp phần quản lý và sử dụng đất lúa một cách linh hoạt, hiệu quả, bảo vệ cây ăn quả truyền thống của Thái Bình. Và thực hiện chuyển đổi đất lúa thành công ngoài lúa gạo, Thái Bình cũng sẽ có thêm những nông sản đặc thù, đảm bảo năng suất, chất lượng phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...