Cấy lúa hàng hóa – gắn kết nông dân với đồng ruộng

Thứ 4, 04/11/2020 | 00:00:00
1,203 lượt xem

Cấy lúa hàng hóa giờ đây đã trở thành chủ lực ở một số địa phương của huyện Tiền Hải.Chính giá trị kinh tế từ hình thức sản xuất này mang lại đã giúp nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng.

Gặt và thu thóc ngay trên ruộng đồng

Xã Đông Quý là địa phương đầu tiên ở Tiền Hải thực hiện liên kết với Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cấy lúa có bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. 20 năm cấy lúa giống đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho bà con nơi đây.

Niềm vui của người nông dân khi thu hoạch

Ông Đỗ Quang Thiệp - xã Đông Quý, huyện Tiền Hải:  

Nhà tôi cấy 1 mẫu lúa giống Bắc Thơm. Giá thu mua 12 nghìn đồng/kg. Giá như hiện nay rất ổn định. Năm nào công ty cũng về thu mua. Bà con rất phấn khởi.

Ông Nguyễn Quang Hưng - Giám đốc HTX DVNN xã Đông Quý: 

Từ khâu chăm sóc, thu hoạch, khử lẫn đều có người công ty hướng dẫn. Khi thu mua, Công ty cho mượn bao. Người dân cân luôn tại nhà, đỡ tốn diện tích tại điểm thu mua của HTX. 

Không chỉ mở rộng diện tích cấy lúa có bao tiêu đầu ra cho sản phẩm, tại một số địa phương trong huyện đã chủ động liên kết với các công ty thu mua thóc tươi, giúp nông dân vơi bớt nỗi lo về thời tiết vào mỗi mùa vụ.

Nông dân chở thóc đến điểm thu mua

Cân thóc

Niềm vui khi bán được hàng hóa

Bà Đỗ Thị Bê – xã Tây Phong, huyện Tiền Hải: 

Cô cấy lúa hàng hóa năm nay là năm thứ 5. Công ty thu mua thóc tươi nên rất thuận tiện. Giá thu mua hiện nay là 6.500 đồng/1 kg. 

Ông Ngô Quang Vịnh - Phó giám đốc HTX DVNN xã Tây Phong: 

Vụ mùa năm 2020, chúng tôi cơ cấu 50% diện tích cấy lúa hàng hóa, tương đương 130ha cấy lúa DS1. Sản lượng dự kiến thu mua 650 tấn, giá thành 6.500 đồng/kg. Thu mua thóc tươi tại địa điểm Hợp tác xã đã bố trí. Số tiền thu được khoảng 3,5 – 3,6 tỷ đồng.

Vụ mùa năm 2020, huyện Tiền Hải đã xây dựng hơn 30 cánh đồng lớn với diện tích gần 2 nghìn ha. Trong đó có khoảng 1.500 được bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Nông dân các địa phương không còn phải lo chuyện được mùa mất giá. Trung bình các công ty thu mua khoảng 18 - 20 nghìn tấn thóc. Với giá thu mua cao hơn lúa thường khoảng 1,3 – 1,5 lần. Trừ chi phí nông dân thu về lợi nhuận từ 27 – 30 triệu đồng/ha. 

Đặc biệt ở vụ mùa này, một số địa phương đã liên kết thu mua rơm rạ ở diện tích lúa hàng hóa, giúp nông dân tăng thêm một phần thu nhập trên diện tích canh tác.

Ông Đỗ Văn Vinh – xã Tây Phong, huyện Tiền Hải: 

Lúa gặt xong, 2-3 ngày sau công ty tiến hành thu mua rơm. 40 nghìn đồng/tạ. Thu mua rơm như này, người nông dân không chỉ tăng thêm một phần kinh tế mà không còn tình trạng đốt rơm rạ, gây ô nhiễm môi trường.


Dự báo vụ xuân 2020, diện tích cấy lúa có bao tiêu sản phẩm ở Tiền Hải sẽ được mở rộng và đưa nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất, giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận kinh tế.

Đài TT-TH Tiền Hải

  • Từ khóa
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...