Xuất phát từ quan điểm: Tất cả cán bộ, đảng viên, người lao động, đều có thể làm tuyên giáo. Bởi gốc rễ của tuyên giáo là công tác tư tưởng. Mặt trận nào, phong trào thi đua nào, có kết quả hay không, có làm tốt, có tạo được sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân hay không, thì tuyên giáo luôn phải đi trước mở đường – tức là mở con đường đi vào lòng dân. Và phong trào xây dựng nông thôn mới là một ví dụ điển hình.
Hình thức tuyên truyền qua pano, áp phích cổ động phong trào xây dựng nông thôn mới tại Thái Bình
Trên con đường quê rộng đẹp của thôn Thọ Phú, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, câu chuyện mà ông Vũ Tiến Uông cùng bà con trong thôn vẫn thường ôn lại là những ngày đầu khó khăn xây dựng nông thôn mới mà họ trải qua. Bản thân ông Uông đã 87 tuổi, với trên 30 năm làm báo cáo viên, ngoài lăn lộn vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, gia đình ông cũng gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất mở đường.
Niềm vui của người dân nông thôn mới khi đường làng, ngõ xóm được quy hoạch to đẹp, khang trang
Ông Vũ Tiến Uông - xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà Muốn xây dựng nông thôn mới thành công, muốn mở rộng đường giao thông nó rộng ra cho nó lớn, nó đẹp thì người dân nói chung phải cống hiến. Bản thân tôi cũng tự nguyện, chúng tôi đã tháo dỡ tài sản của mình như bếp, công trình phụ,.. tổng số là trên trăm triệu. |
Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà Công tác tuyên giáo nói chung, đặc biệt là công tác tuyên truyền về nông thôn mới, đây là một trong những mấu chốt của sự thành công nông thôn mới trên địa bàn của tỉnh cũng như của huyện Hưng Hà. |
Từ những ngày đầu khó khăn, có những con người như thế, mà Thái Bình đã về đích nông thôn mới trước so với kế hoạch. Từ năm 2011 - 2019, nhân dân trong tỉnh đã tham gia hơn 7 triệu ngày công, hiến gần 8,7 triệu m2 đất nông nghiệp. Họ tự nguyện tháo dỡ tường, dậu, nhà ở, công trình phụ, hiến đất thổ cư. Kết quả đó, chính là sự sát cánh của cán bộ tuyên giáo để tạo sự đồng thuận, sự thông suốt về tư tưởng từ trong quần chúng nhân dân.
Xã nông thôn mới Đông Phương, huyện Đông Hưng
Ông Phạm Văn Dụng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với Sở NN&PTNT thực hiện rất nhiều cuộc tọa đàm, thông qua các buổi tọa đàm này thì các huyện, các xã hiểu rõ hơn về các mục tiêu, các giải pháp trong từng giai đoạn, qua đó các địa phương tập trung quyết liệt để thực hiện. |
Đến nay, 100% số xã trong tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; 7/7 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới, thành phố Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019.
Mai Liên
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...