Với mục tiêu không để ruộng hoang hóa, tận dụng từng tấc đất để canh tác, xã Đông Á, huyện Đông Hưng phối hợp với tập đoàn Rich Group Hàn Quốc đưa giống cây đay công nghiệp vào gieo trồng, và đang mở ra triển vọng phát triển từ cây đay công nghiệp này.
Cây đay phát triển trên đồng đất hoang hóa xã Đông Á, huyện Đông Hưng
Hơn 2ha đất của xã Đông Á, huyện Đông Hưng giờ đã phủ kín màu xanh của cây đay công nghiệp. Nhưng ít ai biết rằng vùng đất này trước đây chỉ là đất hoang hóa. Tiếc đất, xã Đông Á tìm kiếm và liên hệ với tập đoàn Rich Group Hàn Quốc để đưa cây đay về gieo trồng.
Thu hoạch đay trên ruộng
Ông Đoàn Sỹ Vân - xã Đông Á, huyện Đông Hưng Ban đầu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì ruộng để hoang hóa từ năm 2013 đến giờ. Chúng tôi phải thuê máy múc lên để cải tạo mặt bằng. Được sự tập huấn chuyên môn của bên nước ngoài về chúng tôi bắt đầu làm, HTX đầu tư lân, đạm để chúng tôi chăm bón. Trồng đay thì bản thân tôi thấy rất là hợp lý bởi vì cấy lúa bây giờ chuột bọ nhiều, trồng cây đay này thì hiệu quả cao hơn lúa. |
Mô hình trồng đay công nghiệp khác hẳn với trồng đay lấy sợi trước đây, bởi khi thu hoạch bà con có thể bán cả thân cây, gốc và rễ với giá 800đ/ kg. Sau thu hoạch, nông dân tiến hành thái, phơi khô và chuyển cho tập đoàn để xuất khẩu sang Singgapo thực hiện công việc chế biến thành thức ăn gia súc gia cầm, chế biến làm giấy, nội thất ô tô...
Vận chuyển đay
Ông Nguyễn Văn Bạn - Đại diện tập Đoàn Rich Group Hàn Quốc tại Việt Nam Chúng tôi ứng thứ nhất là hạt giống, phân bón lót, ứng tiền cho làm đất, sau đó thu hoạch xong chúng tôi có số lượng cân thì chúng tôi trả tiền theo số lượng cân, gần như là khoán cho bà con. |
Hiện tại nông dân xã Đông Á đang thu hoạch vụ đay đầu tiên, theo tính toán của các nhà đầu tư, vụ đay này mỗi 1 ha cho thu từ 50-60 tấn sản phẩm, trị giá gần 50 triệu đồng/ ha. Một năm có thể gieo trồng từ 3-4 vụ. Thành quả đó bước đầu cho thấy tín hiệu khả quan về sự thích nghi của cây đay với điều kiện sinh thái của vùng đất Đông Á, Đông Hưng và giải quyết bài toán ruộng hoang hóa.
Chế biến đay sau khi thu hoạch
Ông Kim Si Han - Giám đốc thị trường thuộc tập đoàn Rich Group Hàn Quốc Cây đay có nhiều chức năng làm gia công, khi về xã Đông Á làm thử đầu tiên kết quả cao và rất tốt. UBND xã cũng rất ủng hộ để làm chung và phát triển cùng nhau. |
Ông Phí Đức Vui - Chủ tịch UBND xã Đông Á, huyện Đông Hưng Đây là một mô hình mới phát triển kinh tế chưa có tiền lệ ở địa phương. Lúc đầu đưa vào bà con cũng e dè, chúng tôi đưa cả hệ thống chính trị tuyên truyền vận động nhân dân và khi nhận thức ra vấn đề bà con tập trung vào sản xuất. Hiện tại, mô hình này có thể phát triển nhân rộng vào diện tích lúa kém hiệu quả, đặc biệt là diện tích đất bỏ hoang, để tăng năng suất trên diện tích canh tác. |
Mô hình trồng đay công nghiệp là một trong những mô hình rất mới và đang có triển vọng tại xã Đông Á, huyện Đông Hưng. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn về máy móc tuy nhiên hiệu quả bước đầu đã mang lại lợi ích kinh tế cho bà con, không chỉ giúp nâng cao đời sống mà còn giúp địa phương giải quyết được vấn đề ruộng hoang hóa.
CTV Đài TTTH Đông Hưng
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...