Xã Nam Hải, huyện Tiền Hải nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói truyền thống, tuy nhiên, khi mà chiếu cói truyền thống khó cạnh tranh với chiếu công nghiệp thì làng nghề dệt chiếu cói cũng dần mai một. Ðể giữ nghề và tạo việc làm cho lao động địa phương trong lúc nông nhàn, anh Hoàng Văn Đỉnh, thôn An Tứ đã tạo động lực mới cho làng nghề truyền thống bằng cách đầu tư mua máy dệt chiếu về làng.
Máy dệt chiếu cói tại xưởng của anh Hoàng Văn Đỉnh, xã Nam Hải, huyện Tiền Hải
Tìm hướng đi mới cho nghề sản xuất chiếu cói, 10 năm trước anh Hoàng Văn Đỉnh đã vào các tỉnh miền Trung, miền Nam, rồi sang cả Trung Quốc tìm hiểu về công nghệ dệt chiếu công nghiệp. Để có được 5 máy dệt chiếu như hôm nay, anh Đỉnh đã đầu tư một khoản tiền không nhỏ và trải qua không ít khó khăn.
Anh Hoàng Văn Đỉnh, xã Nam Hải, huyện Tiền Hải: Cái máy dệt chiếu như bây giờ thì rất rẻ nhưng ở lúc tôi mua vào rẻ nhất là 72 triệu đồng/máy. Thời điểm đắt, lên đến 116 triệu đồng/ máy. Nguyên liệu lúc đầu cũng khó tìm tòi, mất nửa năm mới tìm được nguyên liệu,vào tận Vĩnh Long mới nhập được nguyên liệu đầu vào để về làm. |
Dệt chiếu bằng máy có thể đạt công suất 30 lá chiếu/máy/ngày cao gấp gần chục lần so với dệt theo lối thủ công và giá cũng cao hơn loại chiếu dệt thủ công từ 15 đến 20 nghìn đồng một đôi chiếu. Không chỉ ổn định chất lượng sản phẩm mà còn giúp cơ sở sản xuất tạo ra được những sản phẩm mới lạ với nhiều hoa văn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trung bình mỗi tháng, xưởng của anh Đỉnh xuất bán gần 4000 sản phẩm chiếu các loại. Doanh thu hàng trăm triệu đồng, tạo việc làm ổn định thường xuyên cho 20 lao động.
Dệt chiếu bằng máy có thể đạt công suất 30 lá chiếu/máy/ngày
Bà Trần Thị Hoa, xã Nam Hải, huyện Tiền Hải: Làm ở đây hơn nhiều làm thủ công, làm thủ công có nhiều công đoạn, còn vất vả nữa. Thu nhập ở đây theo sản phẩm tháng cũng được hơn 3 triệu đồng. |
Chia sẻ thêm về việc gắn bó với nghề dệt chiếu của quê hương anh Đỉnh cho biết thêm: “11 năm làm nghề chiếu máy đến bây giờ cũng là yêu nghề chứ. Nếu nói về lợi nhuận cũng không được cao, bây giờ vì chị em, bà con bỏ nghề rất lãng phí nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, và cũng muốn giữ cái nghề truyền thống của địa phương bao đời để lại.”
Những chiếc chiếu cói mang tên “Xuân Đỉnh” sau khi dệt xong được in hoa văn trang trí
Hiện sản phẩm chiếu cói mang tên “Xuân Đỉnh” đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tâm huyết với nghề dệt chiếu, anh Đỉnh đổi mới phương thức sản xuất, tăng sản lượng, nâng cao thu nhập cho người làm nghề, góp phần tạo động lực mới cho làng nghề truyền thống Nam Hải phát triển, với tổng thu nhập từ sản xuất chiếu cói toàn xã đạt trên 8 tỷ đồng/năm, góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người trên 41 triệu đồng/người/năm./.
Hồng Hạnh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...