Ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (Phần 2)

Thứ 7, 30/05/2020 | 00:00:00
1,748 lượt xem

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, đã khiến cho ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta không thể chống lại được những tác động của quy luật tự nhiên. Do đó, để phát triển ngành nông nghiệp bền vững thì cách duy nhất là phải biết thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước những tác động của thời tiết cực đoan, thiên tai và dịch bệnh, thì việc thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngành nông nghiệp.

Ruộng lúa bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy

Cánh đồng lúa tại thôn Trường Xuân là cánh đồng duy nhất tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy đang ở thời kỳ trổ bông và vào mẩy. Đó là thành quả có được từ giải pháp thau chua rửa mặn trên khắp cánh đồng. Một giải pháp, một sự vào cuộc bước đầu của ngành nông nghiệp trong việc khắc phục tình trạng nhiễm mặn nặng nề chưa từng gặp ở Thụy Trường bao năm nay.

Ông Đỗ Văn Sơn, Phó Giám đốc HTX DVNN Thụy Trường, huyện Thái Thụy:

Chúng tôi tiến hành cho thau chua rửa mặn, bơm nước to 1 đầu rồi tháo 1 đầu. 1 thôn thuận nguồn nước đạt khoảng 50%. Có 3 thôn là gần như là mất trắng.


Giải pháp thau chua rửa mặn đã kịp thời giúp người dân khắc phục tình trạng lúa nhiễm mặn và giảm thiểu thiệt hại trong vụ lúa Xuân. Tuy nhiên, đó mới chỉ là giải pháp tình thế, bởi một lẽ, để cứu những thửa ruộng bị xâm nhập mặn, ngoài đầu tư công sức và chi phí canh tác gấp 2-3 lần so với các vụ năm trước, thì chưa biết hiệu quả năng suất sẽ ra sao.

Cánh đồng lúa tại thôn Trường Xuân ,xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy xanh tốt do có các giải pháp thau chua rửa mặn

Ông Nguyễn Trọng Đáng, thôn Trường Xuân, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy:

Nếu như so với thời vụ chúng tôi chậm 10-15 ngày so với mọi năm. Kinh phí dân cấy 3 lần, công cấy tốn kém, 2 là đi lên vùng nông nghiệp mua lại mạ của người ta. Cấy đi cấy lại 3 lần, lượng phân đầu tư cứu lúa gấp 2 lần năm ngoái.


Với lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, gia súc, những năm gần đây, để ứng phó với thời tiết khắc nhiệt, thiên tai, dịch bệnh. Những trang trại chăn nuôi theo quy mô khép kín, sử dụng hệ thống quạt gió, dàn lạnh và áp dụng các biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học đã được người dân chủ động đầu tư nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Trang trại nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả cao tại xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư

Ông Nguyễn Văn Quang, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: 

Chúng tôi nuôi giờ áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, chuồng trại khép kín, 2- 3 ngày lại phun thuốc sát trùng chuồng trại, thậm chí đợt dịch tả còn phun hàng ngày.


Riêng với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là ngành chịu ảnh hưởng rõ rệt, nặng nề từ biến đổi khí hậu, những năm gần đây, người dân đã chủ động có nhiều biện pháp để cải tạo ao đầm, chuyển đổi cách thức nuôi thả, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhằm ứng phó lại với tác động của thời tiết, khí hậu và thiên tai, để tăng năng suất và giá trị kinh tế của vụ nuôi. Đặc biệt là đối với nuôi thả con tôm, nguồn kinh tế chủ lực của thủy sản Thái Bình.

Khu vực nuôi ngao bãi triều tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải

Ông Phạm Văn Dụng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Bình: 

Ngành nông nghiệp đã đề xuất với UBND tỉnh một số biện pháp mang tính công trình. Ví dụ như lâm nghiệp xây dựng vùng đê chắn sóng vừa bảo vệ cây lâm nghiệp, về thủy lợi đề xuất tu bổ, xây dựng tuyến đê xung yếu, ngăn chặn lũ lụt và xâm nhập mặn.


Biến đổi khí hậu đòi hỏi nhiều giải pháp ứng phó và thích ứng theo hướng tổng thể, mang tính liên ngành, liên vùng. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp Thái Bình đã và đang chủ động tìm kiếm những mô hình, giải pháp, phương thức giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đây sẽ là những giải pháp bước đệm góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và sẵn sàng thích ứng trước mọi tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...