Khai thác thủy sản khôi phục sản xuất

Thứ 7, 23/05/2020 | 00:00:00
1,113 lượt xem

Khi dịch covid 19 bùng phát, nhiều nước phong tỏa khiến cho xuất khẩu thủy sản sang các thị trường sụt giảm mạnh. Tiêu thụ chậm đã ảnh hưởng đến tình hình vươn khơi bám biển khai thác. Thời điểm này, dịch bệnh trong nước đã được khống chế, nhiều thị trường cũng nới lỏng phòng dịch, đây là cơ hội cho thủy sản Việt Nam khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, ngư dân rất cần được hỗ trợ sau dịch để đảm bảo vươn khơi bám biển.

Những ngày cao điểm chống dịch covid 19 vừa qua, ngư dân vẫn vươn khơi bám biển bình thường, trừ một số tàu phải thay đổi ngư trường khác từ vùng khơi về vùng lộng. Tuy nhiên, khi thị trường xuất khẩu bị đóng lại, trong nước thì tiêu thụ chậm đã lập tức tác động giá bán cá ngay tại cảng. 

Ông Trương Văn Hiền – Chủ tàu cá: Trước 1 tấn bán được 10 triệu nhưng giờ 1 tấn bán được 5 triệu thôi, giảm 50%.

Hầu hết ngư dân ở đây sở hữu từ 2 tàu cá trở lên, chi phí mỗi chuyến đi biển 7 ngày cho một đôi tàu hết 300 triệu đồng. Thời gian qua, không chỉ giá cá sụt giảm mà việc thay đổi ngư trường khai thác khiến sản lượng cũng giảm sút dẫn đến nhiều chuyến biển ngư dân lỗ nặng. 

 Ông Phạm Văn Đang – Chủ tàu cá: Đi làm cũng trông mong nhà nước tạo điều kiện mua bán giá cả nó cao lên, hỗ trợ cho ngư dân, ngư trường, cá bán được giá nó còn đỡ, vấn đề chi phí dầu mỡ, lương công nhân anh em...


Những ngày này, khi Việt Nam đã khống chế được dịch covid 19, hầu hết ngành sản xuất được nới lỏng các biện pháp phòng dịch, cùng với các ngành kinh tế khác, nghề khai thác đã sôi động trở lại. Tuy nhiên, nhiều ngư dân đang cần được hỗ trợ nguồn lực, tiếp cận dịch vụ bảo hiểm để phục hồi sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển; đồng thời có vốn để sửa chữa nâng cấp tàu.

Ông Lê Văn Sáng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thanh Hóa:  Đặc biệt những tàu thuộc diện hỗ trợ mua bảo hiểm có cái khó là Bộ Tài Chính chỉ định 1 đơn vị cung cấp bảo hiểm cho các chủ tàu, ngư dân không có nhiều sự lựa chọn, trong quá trình thực hiện thì chủ tàu phàn nàn rất khó tiếp cận dịch vụ bảo hiểm này, chúng tôi đã kiến nghị cấp trên, Tổng cục Thủy sản, thời gian tới, các cấp có hướng tháo gỡ khó khăn này cho ngư dân


Cùng với nỗ lực khôi phục sản xuất trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu chưa mở cửa, ngành thủy sản đồng thời phải đảm bảo các biện pháp chống khai thác bất hợp pháp. 

 Ông Trần Đình Luân – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT: Trong tuần này Bộ sẽ tổ chức hội nghị về ngành hàng khai thác thủy sản, thông qua hội nghị bàn giải pháp để thúc đẩy sản xuất chuẩn bị đón cơ hội thị trường mới. Công tác truy xuất nguồn gốc, kiểm soát nguyên liệu, không chỉ ở cảng, nguyên liệu ở nhà máy, tất cả hiện nay theo khuyến nghị của EC chúng tôi đang rà soát, đến ngày 15/5 chúng tôi phải hoàn thành báo cáo gửi EC để sau đó họ sang kiểm tra lại trên thực tiễn.



Các doanh nghiệp thủy sản cho biết đang bám sát biến động của thị trường để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, khai thác thủy sản phù hợp. Hiện ngoài thị trường Trung Quốc đã khơi thông bình thường, các thị trường EU, Mỹ vẫn tùy thuộc diễn biến dịch covid 19./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...