Phát triển sản xuất rau an toàn tại Thái Thụy

Thứ 6, 27/12/2019 | 20:27:17
1,246 lượt xem

Trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, trồng rau an toàn đang là một trong những hướng phát triển của ngành nông nghiệp. Tại Thái Thụy trong những năm qua đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Năm 2019 là năm thứ 2 ông Đoàn Văn Cẩu ở thôn Lai Triều, xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy tham gia mô hình sản xuất rau an toàn. Ngoài 2 sào dưa gang xuất khẩu ông còn trồng thêm 4 sào khoai tây. Từng khâu trong quá trình sản xuất từ làm đất cho đến thu hoạch ông Đoàn Văn Cẩu đều phải ghi chép vào nhật ký. Quy trình trồng rau an toàn đòi hỏi yêu cầu khắt khe song theo ông Đoàn Văn Cẩu thì cái được với người nông dân đó là sản phẩm đảm bảo năng suất và chất lượng.

Ông Đoàn Văn Cẩu, thôn Lai Triều, xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy: Nếu như trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống thì năng suất chỉ đạt 4- 5 tạ/ sào nhưng nếu làm theo chương trình VietGap thì tăng năng suất, mẫu mã đẹp. Một sào khoai tây làm theo Vietgap từ 4,5 - 5 triệu/ sào.




Mô hình sản xuất rau an toàn được Hợp tác xã sản xuất kinh doanh  dịch vụ nông nghiệp xã Thụy Dương thực hiện từ năm 2018 trên diện tích 5 ha với 2 loại cây trồng là cây dưa gang xuất khẩu và cây khoai tây. So với cách trồng rau truyền thống thì trồng rau sạch theo hướng tập trung tuy có nhiều quy định ràng buộc, nhưng an toàn với cả người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Ông Lã Quý Đại, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất kinh doanh  dịch vụ nông nghiệp xã Thụy Dương huyện Thái Thụy: Sau thời gian 2 năm thực hiện sản xuất theo chương trình VietGap thì bà con nông dân rất là phấn khởi và tin tưởng. Năng suất cây trồng có thể ngang bằng năng suất trồng truyền thống nhưng hiệu quả kinh tế khá hơn vì giá cả cao hơn.




Từ tháng 3/2018 đến nay, huyện Thái Thụy đã triển khai 5 mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap  5 xã trong huyện với trên 10 loại cây trồng, diện tích 5ha/xã. Trong đó cùng với Thụy Dương còn có các xã: Thụy Hà, Thụy An, Thái Hòa, Thái An. Với các địa phương này, huyện Thái Thụy hỗ trợ toàn bộ kinh phí chứng nhận sản phẩm rau an toàn đồng thời hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật cùng 1 phần chi phí sản xuất.


Bà Nguyễn Thị Khuyên, xã Thụy An, huyện Thái Thụy: Khi tham gia sản xuất rau an toàn thì chúng tôi được hỗ trợ tiền giống, tiền phân bón và được hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc rồi làm phân bón vi sinh. Qua đó giúp chúng tôi tiết kiệm được khoảng 30 % chi phí và việc sản xuất thuận lợi hơn.



Việc xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn như cách mà huyện Thái Thụy đang thực hiện là một hướng đi đúng đắn để nông sản có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng được thương hiệu cũng như sự tin tưởng của người tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Thu Trang


  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...