Vải thiều Hải Dương sẵn sàng xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 5, 26/12/2019 | 09:44:06
714 lượt xem

Trước thông tin Nhật Bản mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật, những ngày qua, người trồng vải ở Hải Dương rất vui mừng, phấn khởi. Người nông dân mong muốn Bộ các cơ quan chức năng sớm có hướng dẫn để chủ động đón bắt cơ hội, nâng giá trị quả vải thiều, mang lại thu nhập cao.

Gia đình ông Nguyễn Đức Nhân, thôn Lại Xá, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà là một trong những hộ có vườn vải được cấp mã số vùng trồng đảm bảo điều kiện xuất khẩu đi Mỹ, Úc và EU. Hiện tại, gia đình ông Nhân đang tập trung khoanh cành, bẻ lộc nhằm khống chế lộc đông cho vải.

Ông Nguyễn Đức Nhân, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Nhận được tin năm 2020, Nhật Bản cho phép vải thiều vào thị trường Nhật, bà con nông dân và gia đình tôi rất phấn khởi, đã họp và thống nhất sản xuất đảm bảo quy trình đúng tiêu chuẩn để xuất khẩu được. Việc tưới nước, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải nghiêm chỉnh chấp hành theo quy trình đã được cơ quan chuyên môn hướng dẫn

Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà có 342ha vải, trong đó, 85ha vải sớm. Nếu điều kiện thời tiết năm nay thuận lợi, năng suất vải trung bình ước đạt khoảng 11 tấn/ha, cho lợi nhuận 150-160 triệu/ha. Cây vải được xác định là cây ăn quả chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao của xã. Tin Nhật Bản cho phép nhập khẩu vải thiều Việt Nam, là một tin vui và là thành quả từ những nỗ lực của chính quyền và các hộ dân khi thực hiện quy trình sản xuất sạch.

Ông Nguyễn Đức Tuấn, Bí thư Huyện ủy Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn đôn đốc, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất đảm bảo vải sạch theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP để đáp ứng được yêu cầu các thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu. Chúng tôi cũng tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện để bà con nông dân mở rộng vùng vải VietGAP đảm bảo vải đáp ứng nhu cầu thị trường. Sắp tới, sẽ cùng Sở, ngành gặp gỡ và ký kết với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản để tạo một kênh thuận lợi để đưa quả vải sang các thị trường, đặc biệt là thị trường khó tính.

Toàn tỉnh Hải Dương có khoảng 10.000ha vải, tập trung ở huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh. Trong đó, trên 300ha vải được chứng nhận VietGAP và trên 80% diện tích đang sản xuất theo quy trình VietGAP, và hiện, đã có 13 vùng trồng với diện tích hơn 130ha  được cấp mã số xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, Úc, EU, Hàn Quốct.

Bà Vũ Thị Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương

 “Thị trường Nhật Bản là một thị trường tiềm năng của quả vải Việt Nam. Trước thông tin thị trường Nhật Bản đã mở cửa cho quả vải tươi của Việt Nam vào năm 2020, tỉnh Hải Dương và bà con nông dân rất phấn khởi. Vì mở ra một thị trường lớn, mở ra hy vọng nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Chúng tôi mong muốn Bộ Nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Cục Bảo vệ thực vật sớm thông tin chính thức, các điều kiện của phía Nhật Bản về vùng trồng, các cơ sở đóng gói… để chúng tôi sớm triển khai."

Trong lúc chờ hướng dẫn cụ thể từ Bộ, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đang tiếp tục khuyến cáo người trồng vải thực hiện triệt để quy trình sản xuất an toàn, đồng thời phối hợp với các vùng vải, các sở ngành liên quan lên phương án xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ vải, ứng dụng công nghệ bảo quản và chế biến.

 Theo TTXVN

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...