Bắt tay triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thái Thụy đã gặp không ít khó khăn bởi điểm xuất phát thấp. Tuy vậy, được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, nhất là sự đồng thuận, nỗ lực, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, nên sau 10 năm phấn đấu,Thái Thụy đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.
Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình. Vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng, có đường bờ biển 27 km, nhiều tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua, kết nối giao thông vùng kinh tế biển tỉnh Thái Bình với tuyến đường bộ ven biển. Với diện tích tự nhiên hơn 26.000 ha, 48 đơn vị hành chính, người dân Thái Thụy cần cù, sáng tạo trong lao động, giàu truyền thống thâm canh. Tuy nhiên, điểm xuất phát là nền sản xuất quy mô nhỏ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó, điều kiện cơ sở hạ tầng hạn chế, các tiêu chí chưa hoàn thành cần vốn đầu tư lớn, là những thách thức không nhỏ khi Thái Thụy bắt tay thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Ông Hà Duy Tấn - Xã Thái Dương, huyện Thái Thụy; Trong quá trình làm cũng có những trường hợp người ta nhận thức chưa ra vấn đề thì chúng tôi phải đến 3 – 4 lần thì nhân dân nhận thức ra tạo mọi điều kiện hiến đất, không cần yêu cầu gì mà tự nguyện đóng góp. |
Trên cơ sở phân tích cụ thể những thuận lợi, khó khăn, huyện Thái Thụy đã tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, với quyết tâm chính trị cao. Phân công các đồng chí ủy viên BTV Huyện ủy, Huyện ủy viên, thủ trưởng các phòng, ban phụ trách từng xã, từng tiêu chí. Tổ chức các đoàn công tác về từng địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, ban hành cơ chế hỗ trợ phù hợp. Qua công tác tuyên truyền, người dân hiểu được rằng chính họ là người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình nông thôn mới nên đã tích cực lao động sản xuất, đóng góp sức người sức của xây dựng kết cấu hạ tầng.
Ông Đinh Xuân Phụng - Xã Thái Dương, huyện Thái Thụy: Đảng viên bao giờ cũng phải đi tiên phong, gương mẫu, góp tiền cũng góp tiền trước. Tham gia động viên nhân dân, có chỗ nào khó khăn thì cùng chung sức vào để giải quyết. |
Điển hình là ở xã Thụy Phúc với phương châm: “Lấy sức dân để lo cho dân”, thực hiện quy chế dân chủ: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, linh hoạt, sáng tạo hỗ trợ xi măng xây dựng đường giao thông nông thôn, tạo sự kích cầu phong trào toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Cũng từ kinh nghiệm của xã Thụy Phúc đã giúp UBND tỉnh điều chỉnh, ban hành cơ chế hỗ trợ xi măng cho các địa phương trong toàn tỉnh một cách sát thực, phù hợp.
Ông Nguyễn Trường Ca - Bí thư Đảng ủy xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy: Chúng tôi đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về xây dựng nông thôn mới, huy động mọi nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển vùng sản xuất và cảnh quan nông thôn. |
Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn huyện Thái Thụy khởi sắc rõ nét. Điện, đường, trường, trạm khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống dân sinh. Trong tổng số kinh phí 6.000 tỷ đồng đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới, thì trên 3000 tỷ đồng, cùng hàng ngàn mét vuông đất, hàng trăm ngàn ngày công lao động do nhân dân tình nguyện đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, các công trình phúc lợi, thiết chế văn hóa.
Ông Đào Trọng Ngoan - Bí thư Đảng ủy xã Thái Dương, huyện Thái Thụy: Qua công tác dân vận thì chúng tôi đã tổ chức vận động nhân dân, con em xa quê xây dựng được nhiều tuyến đường giao thông nội đồng, giao thông trục thôn và các công trình ở các khu dân cư. Đến nay chúng tôi đã huy động được khoảng 7 tỷ đồng để xây dựng các công trình nông thôn mới. |
Bằng sự nỗ lực, quyết tâm chính trị cao, đến nay 47/47 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới.Trong quá trình thực hiện, Thái Thụy đã lồng ghép giữa xây dựng nông thôn mới với các chương trình, dự án, các cuộc vận động lớn do Đảng, Nhà nước phát động một cách đồng bộ, hiệu quả. Nhờ vậy, trong tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng có đến 1.500 tỷ đồng được lồng ghép từ các chương trình, dự án đã thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện phát triển.
Ông Phạm Tùng Lâm - Phó bí thư Huyện ủy Thái Thụy: Quan điểm của huyện là ưu tiên phát triển hạ tầng, trong đó hạ tầng giao thông phải được ưu tiên đầu tư và bám sát với các quy hoạch đã có để làm sao phát huy tốt nhất hiểu quả trong việc kết nối vùng. |
Xác định xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng tiềm năng, lợi thế của từng xã, từng vùng, tập trung triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực, tạo đột phá trong triển khai thực hiện.
Ngoài việc nâng cao chất lượng toàn diện các tiêu chí, huyện Thái Thụy chỉ đạo các xã xây dựng mô hình hình mẫu tiêu biểu về tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường, hoạt động văn hóa xã hội, giữ gìn an ninh trật tự. Mục tiêu năm 2019, có từ 2 - 3 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Với những nỗ lực vượt bậc và kết quả mang tính bứt phá trên các lĩnh vực, huyện Thái Thụy đã vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước về thăm và làm việc. Qua đó, tiếp thêm động lực, cổ vũ tinh thần cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện tiếp tục có nhiều giải pháp sáng tạo, phấn đấu hoàn thành 9/9 tiêu chí Huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.
Ông Nguyễn Như Quang - Trưởng Ban dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ huyện Thái Thụy: Cách làm của chúng tôi là đi sát với tình hình cơ sở, lắng nghe những ý kiến phản hồi kể cả những ý kiến trái chiều của người dân để có cách thức tham mưu ngược lại cho cấp ủy, chính quyền sát hơn, cụ thể hơn để làm sao đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người dân. Mục tiêu cuối cùng của công tác dân vận là nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân. |
Trên cơ sở bám sát quy định của Luật xây dựng năm 2014, đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Thái Thụy đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, yêu cầu xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Thái Thụy được cải tạo, nâng cấp, gồm 4 tuyến Quốc lộ, 8 tuyến đường tỉnh.38 tuyến đường huyện đã tạo điều kiện cho việc kết nối giao thương, thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bố trí địa điểm hoạt động theo quy định, đáp ứng tốt nhu cầu khách vận.
Huyện đã huy động nguồn lực nâng cấp, xây dựng, cải tạo hệ thống công trình đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý đã kiên cố hóa đạt 100%. Hệ thống lưới điện nông thôn được quan tâm đầu tư, hiện trên địa bàn có gần 13.000 km đường dây điện, hơn 480 trạm biến áp, hơn 95.000 công tơ, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của hơn 93.000 hộ. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn, đảm bảo chất lượng điện năng từ nguồn lưới điện quốc gia đạt 100%. Hệ thống điện liên xã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và quy hoạch.
Đến nay 48/48 xã, thị trấn trong huyện được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia y tế xã, giai đoạn 2011 - 2020. Quan tâm xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, tạo điều kiện cho người dân nâng cao mức thụ hưởng, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa thể thao, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục quê hương. Ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất trường học, gắn với tăng cường đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.
Đặc biệt trong những năm qua, phát huy lợi thế vùng ven biển, Thái Thụy đã quan tâm đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn, tạo ra những vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, đặc biệt là những sản phẩm được xem là thế mạnh của địa phương như nước mắm Diêm Điền, Tỏi Thái Thụy, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế ở nông thôn.
Trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác thủy sản đã hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao, gắn với mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Khuyến khích và tạo điều kiện cho ngư dân phát triển phương tiên, ngư cụ để nâng cao năng lực khai thác thủy hải sản. Chủ động trong việc tiếp cận các cơ chế chính sách ưu đãi về vay vốn, đóng mới, cải hoán nâng cấp tàu thuyền. Với hướng phát triển kinh tế mang tính toàn diện, bền vững, tận dụng, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế vùng miền, góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên trên 40 triệu đồng/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống dưới 2 %.
Ông Phạm Ngọc Thìn - Xã Thái Thuần, huyện Thái Thụy : Chúng tôi phấn khởi lắm. Trước đây xã Thái Thuần nói riêng, huyện Thái Thụy nói chung giao thông đi lại rất khó khăn. Bây giờ có nông thôn mới đúng là có diện mạo và đời sống mới. |
Vấn đề môi trường luôn được huyện quan tâm và ưu tiên hàng đầu, xác định đây là tiêu chí khó và phải thực hiện thường xuyên, lâu dài. Vì vậy, cùng với tuyên truyền nâng cao ý thức của nhân dân trong việc chung tay bảo vệ môi trường, UBND huyện triển khai kế hoạch thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn. Theo đó, phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, hỗ trợ các xã tổ chức thực hiện như: thành lập các tổ, đội thu gom rác thải, hoạt động nề nếp, hiệu quả. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế, lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định, tổ chức ký hợp đồng vận chuyển, thu gom, xử lý chất thải với đơn vị có đủ năng lực, uy tín.
Nhìn lại chặng đường xây dựng nông thôn mới ở huyện Thái Thụy, mặt được cơ bản là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các chức sắc tôn giáo, phát huy vai trò chủ thể của người dân. Cũng từ đây, tinh thần đoàn kết, thống nhất của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện nhân lên, khẳng định niềm tin sắt son vào chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Sức sống mới, diện mạo nông thôn mới Thái Thụy đang hiện hữu từng ngày. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của thành công, Thái Thụy cũng đúc rút những bài học kinh nghiệm để có giải pháp hợp lý, khoa học thực hiện thành công mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2019.
Ông Vũ Thanh Vân - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thái Thụy: Chúng tôi xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm xuyên suốt của huyện. Trong đó lấy sự quyết tâm, nhiệt huyết, trách nhiệm làm động lực để thực hiện. Dồn sức, dồn lực vào những thời điểm then chốt, giao nhiệm vụ, xác định rõ việc, thời gian thực hiện và xử lý nghiêm sai phạm. |
Xác định xây dựng nông thôn mới không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài. Do vậy, việc tập trung giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí là mục tiêu quan trọng. Cùng với sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ủng hộ tích cực của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện là yếu tố cốt lõi. Để đích đến nông thôn mới là:"Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sạch sẽ, thôn xã văn minh, quản lý dân chủ”.
Hữu Phước
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...