Khó khăn trong xử lý lợn chết vì nhiễm dịch ở Đồng Nai

Thứ 5, 26/09/2019 | 19:56:07
554 lượt xem

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở vùng xa, sống gần sông suối, có những hộ khi lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi thì không báo ngành chức năng mà vứt xuống suối. Tình trạng này gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ dịch lây lan trên diện rộng, cơ quan chức năng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu gom, tiêu hủy lợn chết.

Tháng 7 năm 2019, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Thừa Đức, một xã miền núi của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng. Sau khi phát hiện lợn nhiễm bệnh chết, địa phương đã thành lập đội tiêu hủy lợn, với nòng cốt là lực lượng dân quân. Đội tiêu hủy này làm việc bất kể ngày đêm. Bên cạnh thu gom lợn nhiễm bệnh tại các chuồng trại, họ còn thu gom cả những con lợn đã chết lâu ngày, bị người dân vứt ra môi trường.

Anh Nguyễn Văn Khôi - Xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai: 

"Nhất là đường vùng sâu, vùng xa, heo dịch bệnh hôi thối, chết sinh lên, vất vả lắm. Nhưng được sự chỉ đạo cấp trên, dù ngày nắng hay mưa chúng tôi đều tới giúp, phục vụ cho bà con để tránh lây lan dịch bệnh."



Do xã Thừa Đức có địa bàn rộng, người dân chăn nuôi rải rác ở những khu vực suối, lô cao su, đường sá đi lại rất khó khăn nên việc thu gom lợn tiêu hủy lại càng vất vả, đặc biệt là những khi thời tiết bất lợi.

Ông Bùi Long Vinh - Chủ tịch UBND xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai:

 "Quá trình tiêu hủy heo mắc bệnh địa phương gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về máy móc thiết bị. Đường đi vào hộ dân rất khó đi, xe lớn không chạy được, thành ra chúng tôi phải huy động xe nhỏ làm rất lâu. Cái thứ 3 là một số  hộ dân có heo chết không báo, khi báo cho chúng tôi thì heo đã chết thối rồi, rất cực cho anh em. Đã vậy gặp mùa này trời đang mưa, vấn đề đem heo đi cũng rất là khó cho anh em tiêu hủy."

Đồng Nai là thủ phủ chăn nuôi lợn của nước ta. Trước khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, tổng đàn lợn của tỉnh là trên 2,5 triệu con, nhưng đến nay giảm còn gần 1,5 triệu con. Do số lợn lượng nhiễm dịch lớn mà Đồng Nai lại thiếu quỹ đất chôn lấp nên nhiều gia đình còn vứt cả lợn chết ra sông suối, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch, gây khó khăn cho công tác phòng chống. 

Ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai: 

"Một trong những giải pháp quan trọng nhất là chúng ta tổ chức tiêu độc khử trùng. Tiêu độc khử trùng ngay cả chuồng trại, ngay cả chợ, ngay cả điểm giết mổ, ngay cả các đường làng, ngõ xóm. Do đó mà đòi hỏi có sự chung tay của cả cộng đồng."

Để tiến tới loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, ngoài sự vào cuộc của ngành chức năng, thiết nghĩ người dân cần nâng cao ý thức, không vứt lợn chết ra môi trường./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...