Tích tụ ruộng đất sản xuất lúa

Thứ 5, 18/07/2019 | 15:43:09
538 lượt xem

Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ là nguyên nhân khiến cho người trồng lúa tuy không còn đói ăn nhưng chưa thể giàu. Vượt lên cách làm ăn cũ, anh Nguyễn Văn Công, một nông dân trẻ ở xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy đã có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm từ việc trồng lúa.

Vụ mùa năm 2019 là vụ thứ 4 anh Nguyễn Văn Công ở xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy cùng 1 số anh em thuê lại ruộng của trên 500 hộ nông dân ở 2 xã Thụy Phong và Thụy Thanh để sản xuất lúa với diện tích 35 ha. Điều khác biệt trong cách làm đó là ngay trước khi thực hiện mô hình, anh Công đã liên kết với các doanh nghiệp để ký kết hợp đồng lâu dài, bảo đảm số lượng, chất lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường.

Anh Nguyễn Văn Công - xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy: Tôi đã liên kết với các công ty bao tiêu sản phẩm như công ty TNHH Hưng Cúc, công ty TNHH An Đình xuất lúa Nhật sang Hưng Yên và xuất khẩu. Các công ty lớn họ đã bao tiêu sản phẩm đầu ra nên sản xuất không bị ép giá



Từ những mảnh ruộng vài ba sào, chỗ cao chỗ thấp, anh Công cùng mọi người đã cải tạo, phá bờ ngăn hình thành những mảnh ruộng lớn với diện tích từ 3 - 5 mẫu. Bằng cách làm này, việc xuống giống, chăm sóc và đặc biệt là đưa máy móc vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất được thuận lợi. Đây chính là vấn đề mấu chốt góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận, đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản đồng thời giúp chủ động trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu về thời vụ.

Máy móc thay thế sức người, sản xuất vì thế cũng hiệu quả hơn. Chỉ trong vòng nửa tháng anh Công hoàn thành việc gieo cấy 35 ha. Sẵn có máy móc, anh tổ chức gieo mạ, cấy máy cho các địa phương có nhu cầu. Như vụ mùa năm 2019 này, anh Công gieo thêm khoảng 12.000 khay mạ cung cấp cho các đơn vị cấy máy ở huyện Vũ Thư và huyện Thái Thụy. Đó cũng là một cách để có thêm thu nhập và một số nông dân ở địa phương có việc làm thêm.

Bà Nguyễn Thị Cúc - thôn Bái Thượng, xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy: Nông dân chúng tôi giờ cũng chỉ cấy vài ba sào ruộng. Công việc gieo cấy của gia đình hoàn thiện, chúng tôi lại đến làm cho cháu Công. Ở đây có máy móc hỗ trợ nên công việc không quá là vất vả. Mỗi ngày cháu Công cũng trả chúng tôi 150.000 đ.




Thay đổi tư duy trong sản xuất đã giúp anh Nguyễn Văn Công có được những thành công bước đầu. Vụ xuân năm 2019, năng suất lúa trung bình đạt 2 tạ/ sào, cung cấp cho phía công ty thu mua 190 tấn thóc. Trừ các khoản chi phí sản xuất, thuê nhân công, mỗi năm anh Công thu lãi hơn 200 triệu đồng./.

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...