“Việc tổ chức sản xuất phải theo chuỗi, phát triển theo mô hình gia trại, trang trại, không khuyến khích chăn nuôi nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường”. Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Đặng Trọng Thăng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào dự thảo lần 2 Đề án Phát triển đàn trâu bò thương phẩm theo chuỗi liên kết, giai đoạn 2019 – 2025 và những năm tiếp theo diễn ra sáng 2-7.
Hiện nay, đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Thái Bình có gần 55.000 con, trong đó đàn bò là gần 50.000 con. Theo dự thảo Đề án, mục tiêu đến hết năm 2020 tổng đàn trâu, bò trong tỉnh sẽ đạt 70.000 con trở lên, xây dựng được 2 trại lõi trở lên đầu tư chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi liên kết. Đến hết năm 2025, tổng đàn trâu, bò trong tỉnh đạt 180.000 con trở lên, xây dựng được từ 3-5 trại lõi trở lên. Dự thảo Đề án cũng đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp hạt nhân, các hộ chăn nuôi và chính quyền.
Phát biểu kết luận, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, việc triển khai Đề án nhằm chuyển đổi sinh kế cho người nông dân là hướng đi đúng đắn và khả thi trong thời điểm này. Đồng chí nhấn mạnh, điều kiện để tổ chức triển khai Đề án đến tận cơ sở phải đảm bảo 4 điều kiện gồm tổ chức sản xuất phải theo chuỗi liên kết, hộ nào không tham gia vào chuỗi thì không nằm trong đối tượng thực hiện đề án này. Vận động và tạo điều kiện cho doanh nghiệp lõi tham gia. Phải có sự tham gia của người dân vào việc trực tiếp chăn nuôi và cung ứng sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi trâu bò. Phải sử dụng đệm lót sinh học để chăn nuôi đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
Video: 70219_OTHANG2.mp4
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất quan điểm mục tiêu của Đề án phải đảm bảo theo tinh thần Nghị quyết 07 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Về nhiệm vụ giải pháp cần nêu cụ thể nhiệm vụ liên quan đến các tổ chức trong hệ thống chính trị, ngân hàng nhà nước, doanh nghiệp lõi, doanh nghiệp vệ tinh và người dân. Đồng chí yêu cầu các huyện tính toán kỹ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trong đó có đất dành cho chăn nuôi và đất sản xuất thức ăn phục vụ chăn nuôi trâu bò thương phẩm.
Việc tổ chức sản xuất phải theo chuỗi liên kết, chăn nuôi theo gia trại trang trại, không khuyến khích chăn nuôi tại hộ gia đình nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh môi trường. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tiêu chuẩn quy chuẩn áp dụng cho chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ. Ngoài ra, dự thảo đề án cũng cần cụ thể hơn nữa về việc sử dụng đệm lót sinh học bảo vệ môi trường liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân. Có tính toán nguồn nhân lực chăn nuôi phục vụ phát triển đàn trâu bò, đồng thời tính toán đầy đủ các hiệu quả kinh tế./.
Cao Biền
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...