Vì sao chăn nuôi bằng đệm lót chưa được nhân rộng tại Thái Bình?

Thứ 4, 26/06/2019 | 15:26:38
1,075 lượt xem

Từ năm 2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình được Sở NN&PTNT tỉnh giao triển khai mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học để nhân ra diện rộng. Tuy nhiên đến nay, số mô hình chăn nuôi áp dụng phương pháp này vẫn chưa nhiều?

Theo thống kê sơ bộ từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình: Từ năm 2013 đến nay, đơn vị này đã xây dựng hơn 100 mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học. Qua thời gian triển khai trên nhiều đối tượng cho thấy: đệm lót sinh học xử lý tốt môi trường chăn nuôi, khắc phục được tình trạng ô nhiềm môi trường trong khu dân cư, tỷ lệ vật nuôi sống cao, tỷ trọng tăng nhanh. Tuy nhiên, mô hình chưa được người chăn nuôi nhân rộng. 

Lý giải về nguyên chính về vấn đề này qua thực tế triển khai tại các địa phương ông Nguyễn Văn Đình, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình cho biết:  Người nuôi vẫn chưa chấp hành tốt Luật môi trường. Mặt khác, giá cả chăn nuôi bấp bênh, nguười chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư. Ngoài ra, chính quyền các cấp chưa xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm về môi trường trong chăn nuôi. Các tổ chức đoàn thể vẫn chưa tích cực vào cuộc tuyên truyền cho người dân hiều hết hiệu quả của chăn nuôi bằng đệm lót sinh học.

Một số nguyên nhân khác nữa khiến cho việc chăn nuôi bằng đệm lót sinh học chưa được nhân rộng là do người dân vẫn chưa hiểu hết về cách sử dụng phương pháp này một cách khoa học nhất. Nhiều hộ đã không áp dụng trong mùa nắng nóng, trong khi thực tế thì các hộ chăn nuôi bằng đệm lót sinh học có kinh nghiệm họ lại duy trì được quanh năm. 

Chia sẻ về cách nuôi bằng đệm lót sinh học trên lợn tại gia đình, ông Phạm Văn Tuần, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ cho biết: Tôi nuôi bằng đệm lót sinh học trên cả gà và lợn được 10 năm nay. Tôi duy trì được tất cả các mùa trong năm. Hiệu quả rõ rệt làm giảm mùi hôi thối ra môi trường xung quanh.

Hiện nay, phương pháp chăn nuôi bằng đệm lót sinh học đang được áp dụng nhiều tại huyện Quỳnh Phụ trên nhiều vật nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi gà. 

Để mô hình được nhân rộng, kỹ sư Nguyễn Văn Duy, Phụ trách Trạm chăn nuôi và thú y huyện Quỳnh Phụ khuyến cáo: Bà con lưu ý về lớp trấu trong nuôi mùa nóng cần phải giảm để tránh sinh nhiệt cho vật nuôi. Còn vào mùa thu và mùa đông thì có thể tăng độ dày lớp trấu thì chăn nuôi bằng đệm lót sinh học mới đạt hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Văn Đình, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh: Để nhân rộng mô hình này, cần sự vào cuộc của các tổ chức, chính quyền địa phương định hướng cho người dân hiểu, áp dụng mô hình. Đồng thời, xử lý nghiêm về việc gây ô nhiễm môi trường, có cơ chế khuyến khích người áp dụng.

Theo Bộ NN&PTNT, mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra môi trường hàng chục triệu tấn phân, nước tiểu, các khí như: CO2, NH3, CH4, H2S... thuộc nhóm khí gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động hô hấp và tiêu hoá của vật nuôi. Do vậy, nếu chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trên tất cả các loại vật nuôi từ quy mô nhỏ lẻ đến quy mô lớn sẽ giúp ngành chăn nuôi giảm rác thải ra môi trường. Đồng thời, phân hoai mục từ mô hình này sẽ cung cấp lượng phân bón hữu cơ cho cây trồng. Từ đó, ngành trồng trọt giảm được lượng chi phí khi mua phân bón hóa học, cải tạo được chất đất tiến tới nền nông nghiệp xanh, bền vững./.

Bùi Minh

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...