Để liên kết sản xuất lúa được bền vững

Thứ 4, 19/06/2019 | 15:39:03
1,167 lượt xem

Liên kết theo chuỗi trong sản xuất lúa giữa nông dân, HTX với doanh nghiệp đã góp phần chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân và hạn chế tình trạng tư thương ép giá. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để duy trì việc liên kết theo chuỗi trong sản xuất lúa được hiệu quả và bền vững? Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ hơn cách làm của các bên tham gia liên kết.

10 năm trước, trên cánh đồng thôn Công Bình, xã Bình Định, huyện Kiến Xương mỗi nhà cấy một loại giống, chủ yếu là lấy thóc phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày. Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, năm 2008, xã đã quy vùng sản xuất, liên kết với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Seed cấy lúa giống có hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Từ vài ha với chục hộ tham gia ban đầu thì đến nay có 230 hộ đăng ký tham gia với diện tích 23,7 ha, hình thành cánh đồng “5 cùng” là: cùng giống, cùng trà, cùng chăm sóc, cùng phòng, trừ sâu bệnh, cùng thu hoạch - tạo sự đồng đều về chất lượng.

Ông Trần Xuân Bộc, Phó Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Bình Định, huyện Kiến Xương: Để thực hiện việc liên kết sản xuất lúa với các công ty thì HTX phải chọn vùng sản xuất, tổ chức họp với các hộ, quán triệt đối với các hộ tham gia sản xuất. HTX tổ chức cho các hộ tham gia mô hình tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất để nông dân thực hiện.

Sản xuất lúa hàng hóa, đặc biệt là sản xuất lúa giống có quy trình chặt chẽ. Bởi thế cùng với sự vào cuộc của HTX thì về phía công ty cũng đã đồng hành cùng người nông dân trong suốt quá trình sản xuất.

Thạc sỹ Trần Thị Tiệc, Phó trưởng phòng khoa học công nghệ, Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Seed: Khi thực hiện liên kết sản xuất lúa, công ty cũng đã đưa nhiều những kỹ thuật mới vào sản xuất. Vì thế ngoài việc tổ chức các buổi tập huấn, công ty còn cử cán bộ kỹ thuật theo dõi trực tiếp các điểm và giám sát từng khâu trong quá trình sản xuất. Nông dân gặp khó khăn về kỹ thuật sẽ được tư vấn, hỗ trợ 1 cách kịp thời.

Ở số địa phương, tình trạng nông dân phá vỡ hợp đồng vẫn còn xảy ra. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của HTX, đến việc sản xuất kinh doanh của các công ty mà còn tác động trực tiếp đến những người nông dân tại địa phương khi doanh nghiệp không tiếp tục ký hợp đồng sản xuất. Vậy nên để duy trì mối liên kết 3 nhà được bền vững thì việc giữ chữ tín được các HTX và nông dân đặc biệt coi trọng.

Ông Trần Minh Chiêu, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà: Chúng tôi vận động bà con nông dân trước hết phải trung thành, trung thành với công ty và trung thành với cây trồng. Có làm được với công ty thì mới làm được mãi còn nếu không làm được với công ty thì thị trường trôi nổi, hạn chế rất nhiều về giá cả.

Với sự liên kết chặt chẽ, minh bạch và hài hòa lợi ích giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp sẽ đảm bảo mục tiêu: Hạ thấp giá thành sản xuất, cải thiện năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận. Đặc biệt, sự minh bạch và hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, HTX và nông dân sẽ hạn chế những rủi ro như sản lượng lúa dư thừa, hạn chế tình trạng phá vỡ hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản, góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng bền vững./.

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...