Bàn giải pháp ổn định, phát triển chăn nuôi lợn

Thứ 6, 14/06/2019 | 16:32:44
328 lượt xem

Chiều 13.6, Bộ NN - PTNT đã tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nhằm ổn định, thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn.

Ảnh minh hoa

Theo báo cáo của Cục Thú y, Bộ NN - PTNT, đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 55 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bị tiêu hủy là hơn 2,5 triệu con với trọng lượng 148.298 tấn. Hiện, 202 xã thuộc 94 huyện của 25 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh.

Để bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trong điều kiện bệnh xảy ra phạm vi rộng, số lợn buộc phải tiêu hủy tiếp tục tăng mạnh, Bộ NN - PTNT trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, trọng tâm là hỗ trợ các cơ sở đang chăn nuôi lợn giống mức 500.000 đồng/con. Hiện, cả nước có khoảng 120.000 con lợn giống nguồn được nuôi ở 240 cơ sở sản xuất lợn giống. Đây là đàn lợn giống chất lượng cao, giá trị lớn, đa số được nhập khẩu từ nước ngoài…

Trên cơ sở giá thành, chi phí chăn nuôi lợn thực tế, Bộ NN - PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ đối với lợn giống, lợn thịt các loại mức 25.000 đồng/kg; đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác là 30.000 đồng/kg. Việc hỗ trợ trên giá thành sản xuất sẽ ổn định và sát với chi phí thực tế, bảo đảm công bằng giữa các địa phương trong bối cảnh bệnh dịch xảy ra phạm vi rộng, số lượng lợn phải tiêu hủy lớn; hạn chế tình trạng khai báo và xác định không chính xác giữa các loại lợn, phù hợp với khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước.

Các doanh nghiệp dự hội nghị đều cho rằng, giải pháp quan trọng nhất hiện nay là các địa phương phải quy hoạch vùng chăn nuôi an toàn sinh học. Theo đó, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để chính quyền và người dân cùng tham gia nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ đàn lợn. Các bộ, ngành cần quản lý chặt chẽ việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư; kiểm soát môi trường để tránh lây lan bệnh; xử lý nghiêm việc buôn bán, vận chuyển lợn bị bệnh.

Theo Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường, dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp. Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã có tại 55 tỉnh, thành phố; với đàn lợn bị tiêu huỷ 2,5 triệu con, bằng 7,5% tổng đàn lợn của cả nước. Đây là thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.

Trong các giải pháp đã triển khai thì an toàn sinh học vẫn phát huy hiệu quả tốt nhất, hiệu quả. Minh chứng điển hình là tất cả các hộ chăn nuôi lớn hiện nay đều vẫn an toàn. Nếu làm tốt biện pháp an toàn sinh học thì sẽ góp phần ngăn chặn được dịch bệnh này lây lan.

Bên cạnh đó, một số mô hình chăn nuôi đã áp dụng chế phẩm ức chế vi khuẩn phối kết hợp cùng nâng cao thể trạng của đàn lợn và biện pháp an toàn sinh học, cho đến nay đã có kết quả tích cực. Tới đây sẽ tổng kết sớm mô hình này, trên cơ sở những kết quả chắc chắn thì nhân mở góp phần trong khống chế dịch” - Bộ trưởng Cường thông tin.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tới đây, để không bị động về mất cân đối thực phẩm, thì cần phải tập trung phát triển các nhóm thực phẩm khác khi dịch bệnh ổn định. Cụ thể, là phát triển gia cầm, thuỷ sản, đại gia súc... Vấn đề này, Bộ đã triển khai cách đây hơn 2 tháng. Cho đến nay, đàn gia cầm tăng rất nhanh, kể cả trứng và sữa; đại gia súc thì tăng chậm hơn vì chu kỳ chăn nuôi dài.

Đáng chú ý, ngay từ bây giờ phải bảo đảm đàn lợn giống cụ, kỵ và ông, bà. Bộ NN - PTNT đã kiến nghị với Chính phủ có chính sách hỗ trợ 240 cơ sở nuôi đàn giống hạt nhân có đủ điều kiện nuôi an toàn sinh học tốt nhất, giữ bằng được đàn giống gốc này. Và khi dịch bệnh ổn định thì tăng nhanh việc tái đàn. Vấn đề này đã được Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc, kiên quyết bảo vệ đàn giống.

Theo daibieunhandan.vn 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...