Phòng bệnh Đạo ôn cổ bông, sâu cuốn là nhỏ và rầy các loại

Thứ 7, 20/04/2019 | 09:05:18
852 lượt xem

Hiện nay, trên các trà lúa xuân đang xuất hiện các bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cuốn là nhỏ và rầy các loại. Để chủ động phòng bệnh cho lúa xuân, sau đây kỹ sư Phạm Thị Hằng- Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thái Bình sẽ lưu ý với quý vị và bà con trong phòng trừ các loại sâu bệnh này.

1. Đạo ôn cổ bông

Trên đồng ruộng nguồn bệnh đạo ôn trên lá chưa được phòng trừ triệt để, đây là nguồn bệnh gây hại cổ bông trên các giống lúa nhiễm giai đoạn lúa trỗ, trong thời gian tới điều kiện thời tiết còn diễn biến bất thường. Vì vậy, trên các giống lúa nhiễm bệnh trỗ bông trong tháng 4 nhất thiết phải phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông hai lần: lần 1 vào thời điểm lúa thấp tho trỗ, lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn.

2. Sâu cuốn lá nhỏ

Vụ xuân 2019 sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện liên tục trên đồng ruộng tạo nên nhiều cao điểm sâu non gây hại, cao điểm 1 sâu non rộ từ 17 - 22/4 nông dân các địa phương đã và đang tổ chức phòng trừ cho những diện tích có mật độ từ 20 con/m2 trở lên, cao điểm 2 dự kiến sâu non nở rộ xung quanh đầu tháng 5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp tục theo dõi và sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.

3. Rầy các loại

Hiện nay, trên đồng ruộng rầy lứa 3 đang nở rộ và sẽ gia tăng mật độ đến cuối tháng 4, đây là lứa rầy có nguy cơ truyền virus lùn sọc đen cho trà lúa muộn trỗ bông sau 20/5 đồng thời là nguồn rầy gây hại cho lúa giai đoạn trỗ đến chín, ở giai đoạn này nếu không phòng trừ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa xuân. Đề nghị nông dân tích cực kiểm tra đồng ruộng, chú ý những chân ruộng những chân ruộng trũng hẩu, chân ruộng cấy giống lúa nhiễm rầy như BT7, T10, Tạp giao, nếp,…,khi kiểm tra phải lội xuống ruộng, quan sát kỹ phần gốc lúa, nếu thấy mật độ rầy từ 20con/khóm trở lên thì sử dụng các loại thuốc có tính nội hấp lưu dẫn để phòng trừ.

Lưu ý: - Các loại thuốc sử dụng theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn

- Nồng độ và liều lượng sử dụng thuốc theo khuyến cáo trên bao bì. 

- Kỹ thuật pha và phun thuốc: Thuốc trước khi phun cần được pha đều trong chai từ 0,5- 1 lít đậy nắp, lắc đều cho tan sau đó mới cho vào trong bình và pha thêm nước cho đủ lượng nước thuốc cần phun. Khi phun thuốc đi xuôi theo chiều gió, đi chậm phun kỹ các tầng lá lúa. Sau khi phun thuốc trong vòng 3 giờ nếu gặp mưa phải phun lại theo đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn

- Diện tích lúa đang trỗ bông nên phun thuốc vào chiều mát./.

Bùi Minh

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...