Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình thì số xã bị mắc dịch tả lợn Châu Phi đã lên trên 200 xã. Số lợn bị tiêu hủy bình quân mỗi xã tương đương là hơn 18,4%. Như vậy, lợn khỏe còn chiếm số lượng rất lớn.
Vấn đề tìm giải pháp cho người nuôi lợn trong thời điểm dịch tả lợn Châu Phi chưa được khống chế tại Thái Bình đã được nhiều hội nghị trọng điểm của tỉnh bàn luận, cùng tìm các giải pháp, như việc hạn chế lây lan, cơ chế hỗ trợ, …. Trong đó, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các địa phương và các ngành chức năng trong tỉnh Thái Bình cũng bàn cách tìm đầu ra cho lợn chưa bị bệnh vào thời điểm này.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, đồng chí Đặng Trọng Thăng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành và các huyện, thành phố đưa ra thêm những giải pháp để ngăn chặn dập dịch, đồng thời phải có những chỉ đạo cụ thể và quyết liệt hơn trong công tác phòng chống dịch, đề xuất các giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi tiếp tục đứng vững và phát triển trong thời gian tới.
Các địa phương đã có các giải pháp cụ thể để giúp người nuôi lợn giảm bớt khó khăn trong thời điểm dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát .
Ông Lê Viết Vĩnh, Chủ tịch Hội nông dân xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình: Hiện tại, các cấp hội cùng với chính quyền xã tập trung tuyên truyền về mức độ lây lan của bệnh dịch tả lợn Châu Phi và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Đồng thời, đối với các hộ lợn bị tiêu hủy, chúng tôi động viên các hộ ổn định tâm lý, có giải pháp mới trong việc tìm hướng nâng thu nhập cho gia đình.
Ông Đoàn Xuân Huy, Chủ tịch UBND xã Thái Hà, huyện Thái Thụy: Trong xã chúng tôi kết hợp với ngành chức năng kiểm soát lợn dịch và tạo điều kiện cho các hộ có lợn khỏe có khả năng xuất bán, tiêu thụ trên địa bàn.
Ông Đặng Xuân Ý, Chủ tịch UBND xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy: Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền về việc phòng dịch và hằng ngày tuyên truyền người dân vẫn tiêu thụ lợn khỏe để ủng hộ người chăn nuôi trong xã. Nếu bà con trong nhà có việc nên tiêu thụ lợn trên địa bàn để chăn nuôi trong xã phát triển.
Theo các chuyên gia thì lợn bị dịch tả lợn Châu Phi không lây lan sang người và khi tiêu hủy là để tránh lây lan sang lợn khỏe. Do vậy, người tiêu dùng không nên từ bỏ nguồn dinh dưỡng vốn có từ lợn được chăn nuôi an toàn, không bệnh.
Ông Nguyễn Công Điều, Xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy: Thịt lợn giờ nhà tôi vẫn dùng thường xuyên, có điều khi ăn cần nấu chín kỹ, không nên quay lưng với thịt lợn.
Hiện dịch tả lợn Châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, bên cạnh nỗ lực của các cấp, các ngành chức năng, rất cần sự chung tay vào cuộc của nhân dân. Nhất là những người chăn nuôi lợn cần tuân thủ đúng các quy định trong chăn nuôi để ngăn chặn, khống chế, hạn chế thấp nhất dịch bệnh lan ra trên địa bàn tỉnh./.
Bùi Minh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...