Trong điều kiện thời tiết như hiện nay rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển, nếu không phát hiện và phòng bệnh kịp thời, bệnh sẽ gây hại nặng cho sự phát triển và sinh trưởng của cây lúa. Sau đây kỹ sư Phạm Thị Hằng - Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình sẽ hướng dẫn một số lưu ý trong phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa xuân.
Kỹ sư Phạm Thị Hằng - Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình
Hiện nay lúa xuân trà sớm đang ở giai đoạn ôm đòng đến trỗ, lúa xuân đại trà đang ở giai đoạn cuối đẻ đến phân hóa đòng, nhìn chung lúa xuân sinh trưởng và phát triển tốt.
Trong thời gian qua, nông dân các địa phương trong tỉnh đã tích cực phòng trừ bệnh đạo ôn, tuy nhiên do điều kiện thời tiết đêm và sáng có sương, độ ẩm không khí cao, cây trồng đang ở giai đoạn mẫn cảm, do vậy trên các giống lúa nhiễm bệnh như: Nếp, TBR225, BC15,… bệnh đạo ôn hại lá vẫn tiếp tục phát sinh và gây hại ở các tầng lá, tỷ lệ bệnh nơi cao từ 15-20%, cục bộ 70-80% , nhiều diện tích đã lùn lụi.
Trong thời gian tới với điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh đạo ôn vẫn tiếp tục phát sinh gây hại trên lá đối với trà lúa chưa trỗ bông, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên trà lúa trỗ bông sớm trong tháng 4, ngoài ra còn có đối tượng sâu đục thân hai chấm gây hại cục bộ trên lúa trỗ sớm.
Để hạn chế các đối tượng sâu bệnh gây hại cho lúa vụ xuân 2019, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ như sau:
1. Bệnh đạo ôn
1.1. Bệnh đạo ôn trên lá
- Vệ sinh đồng ruộng: dọn sạch cỏ bờ, tàn dư thực vật để hạn chế nguồn bệnh lây lan.
- Những ruộng đang có bệnh đạo ôn xuất hiện tuyệt đối không bón đạm đơn nuôi đòng, nuôi hạt; không phun thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá; điều tiết nước hợp lý, không được để ruộng khô hạn.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng chú ý chân ruộng cấy giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn, chân ruộng trũng hẩu bón thừa đạm, nếu thấy xuất hiện vết bệnh có dạng hình thoi, màu xám tro thì khuyến cáo nông dân sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ kịp thời.
- Đối với những diện tích bị bệnh nặng, trước khi phun thuốc cần vơ sạch lá bị bệnh để cho ruộng thông thoáng, sau khi phun thuốc từ 5-7 ngày cần kiểm tra lại, nếu thấy vết bệnh mới xuất hiện cần phun thuốc lại lần 2.
1.2. Đạo ôn cổ bông
Trên các giống lúa nhiễm bệnh trỗ bông trong tháng 4 phải phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông hai lần: lần 1 vào thời điểm lúa thấp tho trỗ, lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn.
2. Đối tượng sâu đục thân hai chấm
Ở 1 số vùng có nguồn sâu đục thân cao khuyến cáo nông dân phòng trừ sâu đục thân hai chấm cho diện tích lúa trỗ bông trong tháng 4 vào thời điểm lúa thấp tho trỗ.
Lưu ý: - Nồng độ và liều lượng sử dụng thuốc theo khuyến cáo trên bao bì.
- Thuốc trước khi phun cần được pha đều trong chai từ 0,5- 1 lít đậy nắp, lắc đều cho tan sau đó mới cho vào trong bình và pha thêm nước cho đủ lượng nước thuốc cần phun. Khi phun thuốc đi xuôi theo chiều gió, đi chậm phun kỹ các tầng lá lúa. Sau khi phun thuốc trong vòng 3 giờ nếu gặp mưa phải phun lại theo đúng nồng độ và liều lượng ban đầu.
- Giai đoạn lúa trỗ bông khuyến cáo nông dân nên phun thuốc vào các buổi chiều./.
Bùi Minh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...