Dịch tả lợn Châu Phi đã lan rộng ra khắp 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Từ một hộ ban đầu, đến nay, toàn tỉnh đã có rất nhiều hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi. Chính vì vậy, việc ổn định tâm lý cho người nuôi lợn, giúp họ có định hướng tái sản xuất là điều cần thiết trong thời điểmhiện nay.
Mỗi ngày, người dân tại xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy được nghe về hướng dẫn cách phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt, là chính sách hỗ trợ với các hộ gia đình có lợn bị tiêu hủy. Ngoài ra, người có lợn bị tiêu hủy cũng được sự động viên của hàng xóm và ngành chức năng tại địa phương. Gia đình ông Lê Quý Oanh, thôn Vọng Lỗ, xã Thụy Dân có hơn 20 con lợn bị tiêu hủy do mắc dịch tả lợn Châu Phi. Tiếc của và vốn đầu tư bị tiêu tan, nhưng gia đình ông Oanh đã có tính toán riêng.
Ông Lê Quý Oanh, Thôn Vọng Lỗ, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy: Tôi cũng đang chờ hỗ trợ cũng tính nuôi mấy con bò lấy sữa dựa trên vị trí chuồng trại có sẵn.
Bà Vũ Thị Lệ Hằng, Trưởng Ban Chăn nuôi và Thú y xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy: Đối với lợn bị tiêu hủy chúng tôi hướng dẫn người dân người dân cách tiêu độc khử trùng chuồng trại đảm bảo an toàn nhất. Đồng thời tuyên truyền bà con những kiến thức cần thiết nhất về bệnh dịch tả lợn Châu Phi để bà con biết và có biện pháp hiệu quả trong chăn nuôi.
Tính trong tuần đầu tháng 4 năm 2019, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy có hơn 30 hộ có lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi. Với chính sách tuyên truyền rộng khắp, nông dân trong xã đã có định hướng riêng và tuân thủ lịch cách ly trước khi tái đàn.
Ông Nguyễn Văn Đôn, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy: Tôi chống được nhiều dịch bệnh khác. Tuy nhiên, với dịch tả lợn châu Phi gia đình cũng không tránh được. Giờ tôi mong muốn khi được hỗ trợ nhưng cũng phải để một thời gian sau mới tái đàn.
Ông Đặng Xuân Ý - Chủ tịch UBND xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy cho biết: Chúng tôi hướng dẫn người dân sau khi tái đàn cũng cần có thời gian quy định. Còn với lợn bị tiêu hủy được thông báo niêm yết để mọi người biết sau 30 ngày không có ý kiến gì, chúng tôi sẽ tiến hành làm hồ sơ để được hỗ trợ theo quy định.
Hiện nay, tại các địa phương có dịch tả lợn Châu Phi , nhiều nông dân sau khi bị tiêu hủy lợn đã được ngành chức năng hướng dẫn về thời gian cách ly và hướng tái đàn cụ thể. Và bản thân người nuôi cũng có hướng chủ động phòng bệnh và ổn định hướng sản xuất.
Ông Nguyễn Tiến Duật, Xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ chia sẻ: Nuôi lợn cũng mất khá nhiều vốn, giờ để tái đàn cũng khó. Tôi phải sau 1 năm nữa mới có thể chăn nuôi lợn lại được.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng đã khuyến cáo: Đối với hộ đã có dịch, đề nghị không tái đàn vào thời điểm này, khi nào có kết luận của cơ quan chuyên môn an toàn thì mới tái đàn.
Do vậy, người nuôi lợn có thể tập trung vốn đầu tư chuyển sang nuôi vật nuôi khác, hoặc chuyển sang một ngành nghề phù hợp ổn định cuộc sống để tăng thu nhập cho gia đình.
Bùi Minh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...