Họp Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi: Công bố giá hàng tuần làm cơ sở tính hỗ trợ người dân có lợn tiêu hủy do dịch

Thứ 5, 28/03/2019 | 06:46:30
565 lượt xem

Chiều ngày 27.3, đồng chí Đặng Trọng Thăng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi bàn một số giải pháp tăng cường chống dịch và một số vấn đề liên quan. Dự họp có đồng chí Phạm Văn Xuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Thái Bình và lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố.

Mở đầu cuộc họp chiều nay, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu các huyện, thành phố và các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi đưa ra các biện pháp, giải pháp để tập trung dập dịch. Bởi lẽ đến hết ngày 25/3/2019 dịch đã xảy ra tại 8/8 huyện, thành phố. Tổng trọng lượng lợn đã tiêu hủy là gần 2.100 tấn. Mặc dù tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt nhưng dịch vẫn lây lan trên diện rộng và nguy cơ mất kiểm soát. Vấn đề đặt ra là cần có các giải pháp cụ thể, đồng bộ để dập dịch trong thời gian tới.

Các đại biểu đã tham gia ý kiến về công tác phòng chống dịch bệnh song nhìn chung phần lớn các ý kiến đều không đưa ra được các giải pháp hữu hiệu cho phòng dịch trong thời gian tới. Đồng chí Phạm Văn Xuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã đưa ra một số biện pháp như tập trung tiêu độc khử trùng quyết liệt hơn và phải có sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể trong việc tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Công khai mức giá hỗ trợ cho nông dân trên cơ sở nắm chắc giá thị trường để tính cách hỗ trợ. 

Phát biểu kết luận, đồng chí Đặng Trọng Thăng - Chủ tịch UBND tỉnh nghiêm khắc phê bình các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi vắng mặt tại cuộc họp. Đồng chí nhấn mạnh, thời điểm hiện nay là thời điểm nguy hiểm, khi dịch tiếp tục bùng phát với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp. Do đó cần đề cao tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch:

Video: 32719_OTHANG1.mp4 

 Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, ngày  26/3 là ngày đen tối của ngành chăn nuôi khi toàn tỉnh đã phải tiêu hủy tới hơn 180 tấn lợn. Trước tình hình này, đồng chí yêu cầu các ngành, các địa phương tiếp tục tổ chức ra quân tuần lễ tiêu độc khử trùng, phát động thành chiến dịch. Tập trung, xem xét tình hình hình dịch bệnh của các huyện. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị các thủ tục, điều kiện công bố dịch ở 3 huyện là Thái Thụy, Kiến Xương và Vũ Thư để áp dụng tối đa các biện pháp ngăn chặn lây lan dịch. Huyện Tiền Hải và thành phố Thái Bình rút kinh nghiệm từ việc làm tốt phòng chống dịch trong thời gian qua, phấn đấu không để công bố dịch. Về cách tính giá hỗ trợ người chăn nuôi có lợn mắc dịch buộc phải tiêu hủy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh:

Video: 32719_OTHANG2.mp4 

 Nhằm tránh việc tiêu hủy tràn lan, Chủ tịch UBND tỉnh giao các ngành liên quan nghiên cứu hướng dẫn việc chỉ tiêu hủy lợn chết do dịch. Tại các huyện đã công bố dịch sẽ bỏ trạm kiểm soát của các xã đã có dịch, chỉ để lại ở các xã chưa có dịch để tập trung lực lượng kiểm soát trên toàn huyện. 

Bên cạnh đó, đồng chí yêu cầu các huyện phải có giải pháp quyết liệt trong việc tiêu thụ đàn lợn còn khỏe hiện nay,  các tổ chức đoàn thể chỉ đạo tuyên truyền đến tận tổ chức cơ sở và các đoàn viên, hội viên trong công tác phòng chống dịch và tiêu thụ lợn khỏe, lợn an toàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm liên hệ trong việc tiêu thụ đàn lợn khỏe của tỉnh để hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn đến kỳ xuất bán. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc phòng chống dịch và tiêu thụ lợn sạch, tuyên truyền để cộng đồng làm tốt việc giám sát tiêu hủy lợn dịch. Các ngành tham mưu tổ chức các đoàn kiểm tra của tỉnh kiểm tra đột xuất và định kỳ tình hình phòng chống dịch ở các địa phương kể cả ban đêm. 

Các huyện, thành phố tăng cường cán bộ giúp cho các xã phòng chống dịch. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẩn trương chỉ đạo lập biểu theo dõi đánh giá tình hình diễn biến của dịch theo số xã, số thôn, số hộ, số con lợn, trọng lượng phải tiêu hủy. Cần theo dõi được xã dài ngày nhất không phát sinh dịch, từ đó rút ra kinh nghiệm. Đồng thời phải công khai kịch bản cho cả tỉnh khi dịch lan rộng. Tỉnh sẽ hỗ trợ hóa chất cho các huyện, thành phố và việc tiêu hủy lợn dịch cho người dân, huyện và xã hỗ trợ mua vôi bột và hóa chất bổ sung.

Cao Biền 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...