Xác định chăn nuôi là thế mạnh góp phần tăng giá trị tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp, nên thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã quy hoạch vùng nuôi thủy sản tập trung quy mô lớn giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần làm thay đổi cuộc sống người dân, huyện Đông Hưng là một ví dụ.
Gia đình anh Nguyễn Trung Kiên xã Đô Lương huyện Đông Hưng là 1 trong những hộ đầu tiên ra vùng chăn nuôi tập trung của xã. Ngay từ những ngày đầu,anh Kiên xác định sẽ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Bởi thế anh không ngần ngại bỏ ra số vốn lớn để đầu tư xây dựng trang trại, đưa những giống vật nuôi chất lượng vào sản xuất. Giờ đây mỗi năm anh Kiên thu lãi hàng tỷ đồng từ việc nuôi con giống.
Anh Nguyễn Trung Kiên xã Đô Lương huyện Đông Hưng: "Theo bản thân tôi nghĩ giờ người dân nuôi theo kiểu công nghệ cao rất là nhiều , nếu mà cứ làm ăn theo kiểu manh mún như trước thì số lượng mình cung cấp không đủ, chất lượng con giống không đảm bảo theo nhu cầu. Tôi phải đầu tư như thế này thì mới thành công ".
Hiện nay huyện Đông Hưng đã quy hoạch được 5 vùng chăn nuôi thủy sản tập trung.Trên vùng diện tích chuyển đổi, các gia đình đã tổ chức sản xuất chăn nuôi những con giống có giá trị kinh tế cao. Vùng chăn nuôi tập trung thường chiếm hơn 30 % tổng đàn vật nuôi toàn xã, với lợi nhuận bình quân đạt gần hàng trăm triệu đồng/ năm.
Ông Bùi Quốc Khánh - Phó chủ tịch UBND xã Đông Cường, Đông Hưng : "Khi người dân chuyển ra các vùng nuôi thủy sản tập trung thì sẽ có lợi thế về nguồn nước, đất đai, lại không ảnh hưởng đến môi trường. Nếu chăn nuôi ở trong khu dân cư thì quỹ đất hạn hẹp lại ảnh hưởng đến các gia đình khác xung quanh. Bà con tập trung chăn nuôi thành 1 khu thì cũng có điều kiện trao đổi kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi với nhau tốt hơn".
Có hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với nuôi nhỏ lẻ, manh mún, nhưng khó khăn nhất đối với nhiều hộ dân tại vùng thủy sản tập trung của huyện Đông Hưng là nguồn vốn mở rộng sản xuất. Đa số các hộ mới chỉ đầu tư nhỏ giọt do khó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng hoặc chi phí đầu tư cơ sở vật chất trang trại cao.
Anh Nguyễn Đình Đức một trong những hộ chăn nuôi ở vùng thủy sản tập trung của xã Đông Cường chia sẻ: "chúng tôi ra đây đã bỏ ra 1 số vốn lớn để xây dựng trang trại, đào ao làm bờ kè kiên cố, xây dựng chuồng trại, do vậy đôi khi xảy ra dịch bệnh làm bà con thất thu rất là nhiều".
Ông Nguyễn Cao Thắng - trưởng thôn Tào Xá, xã Đông Cường, Đông Hưng: " Các hộ dân ra vùng nuôi thủy sản tập trung ở đây thì vẫn phải tự bỏ tiền làm đường điện, con đường vào đây thì đã xuống cấp, thương lái rất khó vào thu mua. Mong các cấp trên có các chính sách hỗ trợ cho bà con vay vốn làm ăn và hỗ trợ kinh phí làm đường, điện cho thuận lợi "
Trong thời gian tới, để người dân yên tâm sản xuất, các địa phương cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vay vốn, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đầu tư phát triển vùng nuôi bền vững.
Vũ Hà
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...