Năm 2006, Việt Nam sử dụng 100.000 tấn hóa chất diệt côn trùng, gấp 100 lần so với năm 1975 và gấp 10 lần năm 1980.
Các chuyên gia Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) học tập kinh nghiệm quản lý hóa chất diệt côn trùng tại Canada.
Hiện nay, Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý tra cứu, sử dụng danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng để phục vụ việc đăng ký và tra cứu, quản lý trực tuyến.
Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để diệt muỗi, ruồi, kiến, gián, bọ chét…. . Đây là những loại côn trùng gây hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Ngoài việc sử dụng trong hệ thống y tế dự phòng, hóa chất diệt côn trùng còn được các cơ sở dịch vụ phun hóa chất hoặc người dân sử dụng cho các mục đích ngăn ngừa các ảnh hưởng bất lợi do côn trùng gây ra. Số lượng và chất lượng hóa chất diệt côn trùng sử dụng ở nước ta hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ.
Tuy nhiên, tại các cơ sở y tế đã ghi nhận những trường hợp tổn thương hệ thần kinh, cơ quan hô hấp, mắt, da, tiêu hóa do sử dụng hóa chất diệt côn trùng không đảm bảo chất lượng cũng như không tuân thủ các hướng dẫn an toàn trong sử dụng.
Tại nước ta, việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng ngày càng tăng. Năm 2006 sử dụng 100.000 tấn hóa chất diệt côn trùng, gấp 100 lần năm 1975 và gấp 10 lần năm 1980.
Các loại hóa chất diệt côn trùng cũng gia tăng về chủng loại. Số chế phẩm diệt côn trùng đăng ký lưu hành năm 2010 là 62 chế phẩm, gấp hơn 20 lần năm 2000 và tăng 5 chế phẩm so với năm 2006.
Theo Bộ Y tế, danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn được khảo nghiệm, đăng ký lưu hành và cấp giấy phép theo đúng quy định và quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, tại nước ta hiện chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về hóa chất.
Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về hóa chất diệt côn trùng
Thay vào đó mới chỉ có một số nguồn thông tin về hóa chất nói chung và hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nói riêng. Những nguồn thông tin này chưa đầy đủ, được xây dựng và lưu trữ bởi nhiều cơ quan khác nhau.
Có nghĩa là hiện nay chưa có cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý tra cứu và sử dụng danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng (đã được khảo nghiệm, đăng ký lưu hành) để phục vụ việc đăng ký và tra cứu, quản lý trực tuyến.
Trong khi tình trạng kháng hoá chất diệt côn trùng gia tăng thì trong 20 năm qua, chưa có nhóm hóa chất diệt côn trùng mới được đưa vào sử dụng để thay thế những loại hóa chất mà côn trùng đã kháng.
Loại hóa chất mà côn trùng đã kháng nhiều nhất là hóa chất diệt muỗi. Tuy nhiên, chiến lược sử dụng hóa chất ở Việt Nam chưa được xây dựng để đáp ứng tình trạng kháng hóa chất diệt muỗi của các loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và sốt rét.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng chưa báo cáo định kỳ kết quả thử nghiệm hóa chất diệt muỗi hiệu lực của hóa chất đang sử dụng trong chương trình để đưa ra liều lượng, nồng độ sử dụng theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Thêm vào đó, nhân lực và trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu giám sát, xử lý và phòng chống các loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và sốt rét.
Các chuyên gia y tế cho rằng, quản lý, theo dõi tình trạng kháng hoá chất diệt muỗi nói riêng, hóa chất diệt côn trùng nói chung là điều kiện tiên quyết để đưa ra chiến lược sử dụng hoá chất diệt côn trùng phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả kiểm soát côn trùng truyền bệnh.
Trao đổi kinh nghiệm về quản lý hóa chất-chế phẩm diệt côn trùng.
Ngành y tế và các địa phương cần tăng cường nhân lực, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu giám sát, xử lý và phòng chống các loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và sốt rét.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng cần báo cáo kết quả thử nghiệm hiệu lực của hóa chất diệt muỗi đang sử dụng để đưa ra liều lượng sử dụng theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Đồng thời phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi quy trình khảo nghiệm hóa chất diệt muỗi phù hợp với giai đoạn hiện nay là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng hóa chất sử dụng tại Việt Nam.
Không chỉ xây dựng hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, cơ quan chức năng cần nghiên cứu để chuyển sang các biện pháp phòng chống côn trùng bằng sinh học, thân thiện với môi trường thay cho biện pháp sử dụng hóa chất hiện nay./.
Theo Vov
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...