Chăn nuôi an toàn sinh học tại Thái Bình

Thứ 5, 04/10/2018 | 09:00:29
1,374 lượt xem

Với hơn 12 triệu con gia cầm, tổng đàn lợn có khoảng 1 triệu con, đàn trâu bò khoảng 50 nghìn con, Thái Bình là một trong những tỉnh có đàn gia súc, gia cầm lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh đã áp dụng phương pháp nuôi theo hướng an toàn sinh học từ đó khống chế được dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.

 Mô hình trang trại chăn nuôi lợn của anh Phạm Văn Kính, thôn Mỹ, xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ phát triển 4 năm nay. Quy mô trang trại rộng hơn 700 m2, anh đã xây dựng chuồng trại theo hướng khép kín. Trang trại của anh Kính đang nuôi 200 con lợn thịt và 60 con nái, tuy nhiên, môi trường xung quanh hoàn toàn trong lành. Sau khi thực hiện, thấy dịch bệnh giảm, môi trường trong lành và đầu ra có thương lái đến tận nhà mua.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều nông hộ đã áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Chăn nuôi hướng an toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật và quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh có khả năng gây hại đến con người, gia súc, gia cầm và môi trường. 

Theo các nhà chuyên môn để chăn nuôi lợn an toàn sinh học cần thực hiện 7 yếu tố, trong đó, có quy định về địa điểm vị trí, chăn nuôi phải xa khu dân cư, chuồng trại thông thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông, không khí được lưu thông, con giống đảm bảo rõ nguồn gốc. 

Qua quá trình thực hiện, các hộ đã nắm bắt được một số nội dung chính trong quy trình này và áp dụng trong mô hình.

Để giúp người dân tháo gỡ khó khăn và áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi nông hộ, trang trại, nhiều địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn để người dân hiểu hơn về chăn nuôi an toàn sinh học. Từ đó, giúp các hộ chăn nuôi tiếp cận với việc sản xuất theo chuỗi một cách bền vững.

Tại xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Phụ có tới 100 trang trại, gia trại. Trong đó, có khoảng 30% hộ chăn nuôi áp dụng đầy đủ các bước trong quy trình về chăn nuôi an toàn.

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học của anh Trực đã được áp dụng trong 7 năm nay và nuôi gần khi dân cư với số lượng hơn 1000 gà thương phẩm nhưng lại không gây ô nhiễm môi trường. Yếu tố quyết định trong mô hình này là anh Trực đã dùng chế phẩm vi sinh trộn vào với đệm lót sinh học hoặc vào thức ăn, thức uống cho gà. Bình quân mỗi năm anh xuất bán hơn 4 vạn con, trừ chi phí anh thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Hiện nay, giá cả đang tăng theo hướng có lợi cho người nuôi, khi người dân phát triển với số lượng lớn cần áp dụng chế phẩm vi sinh trong quy trình chăn nuôi an toàn vừa để tăng năng khả năng miễn dịch cho vật nuôi, vừa tránh dịch bệnh. Từ đó, giảm chi phí chăn nuôi, tăng giá trị, góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

                                                                                                                              Bùi Minh

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...