Chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ - Cấy lúa hiệu quả hơn

Chủ nhật, 09/07/2017 | 17:29:39
729 lượt xem

Sau mỗi thu hoạch, tình trạng người dân đốt rơm, rạ đã không chỉ ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe mà còn có tác động không nhỏ tới sản xuất. Nhưng với cách làm của người dân xã Đông Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm, rạ, đến nay, khi tiến hành cấy bà con thấy hiệu quả rất rõ.

Ruộng nhà ông Bùi Công Định được sử dụng chế phẩm vi sinh  xử lý rơm rạ trước khi cấy.

 Thay vì đốt rơm rạ như trước kia thì vụ mùa năm 2017, ông Bùi Công Định cùng hơn 60 hộ dân của thôn An Đồng, xã Đông Giang đã từ bỏ thói quen này. Gia đình ông cấy hơn 1 mẫu ruộng, sau khi tiến hành sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm, rạ ngay từ khâu làm đất. Đến nay, khi tiến hành cấy, ông cùng người dân ở đây không lo ruộng bị khô, chai cứng mà thay vào đó đất tơi xốp, dễ cấy . Ông Bùi Công Định (xã Đông Giang, huyện Đông Hưng) cho biết: "Dùng chế phẩm vi sinh xử lý rơm, rạ sau thu hoạch, chúng tôi cảm thấy bùn dày, dễ cấy, các chất vi sinh làm đất tơi xốp, lúa không bị ngộ độc hữu cơ.”

 “Sau khi đưa chế phẩm vi sinh vào xử lý rơm, rạ sau thu hoạch thì tại địa phương không còn tình trạng đốt rơm rạ nữa, xử lý rất là tốt cho môi trường ”-Ông Đặng Văn Khang – Giám đốc HTXDVNN xã Đông Giang cho biết thêm.

Kỹ sư Mai Thị Thu Hương – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đông Hưng cùng ông Định xem lượng chất mùn trên ruộng khi áp dụng cách xử lý rơm, rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh.

 Nếu như việc đốt rơm rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng gây nhiều tác hại và lãng phí thì việc sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ lại mang lại những nguồn lợi ích cho cây trồng như: tăng độ phì nhiêu, tăng chất khoáng và vi sinh vật cho đất. Rễ lúa sinh trưởng tốt, tăng khả năng sức hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây, đặc biệt rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây từ 3-5 ngày. Với những lợi ích như vậy nên hiện nay ngoài mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ ở xã Đông Giang, Trung tâm khuyến nông tỉnh còn hỗ trợ và chuyển giao ở nhiều địa phương khác trong tỉnh.

Kỹ sư Mai Thị Thu Hương – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đông Hưng cho biết: Thu hoạch lúa xong thì lượng rơm, rạ  thực tế là rất lớn. Ngành chuyên môn khuyến cáo bà con xử lý rơm, rạ bằng các chế phẩm để làm hoai mục rơm rạ, đồng thời, cung cấp thêm nguồn sinh vật để bổ sung cho nguồn phân hữu cơ từ rơm, rạ rất tốt cho đồng ruộng, để giải quyết vấn đề hiện nay là nông nghiệp thiếu phân chuồng.”

Xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm vi sinh tăng lượng chất mùn, làm đất trồng lúa thêm tơi xốp.

Tỉnh Thái Bình một năm có 2 vụ lúa với khoảng 160.000 ha tương đương với khoảng 16 triệu tấn rơm, rạ mỗi năm. Nếu không tiến hành những biện pháp xử lý như việc sử dụng chế phẩm vi sinh thì với tình trạng đốt rơm, rạ vẫn diễn ra hàng năm sẽ có những tác hại không nhỏ tới sức khỏe, môi  trường và sản xuất. Xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm vi sinh chính là giải pháp cho vấn đề này.

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...