Ngành thức ăn chăn nuôi giảm sức tiêu thụ

Thứ 2, 08/05/2017 | 08:54:19
2,053 lượt xem

Từ đầu năm đến nay, giá thịt lợn giảm sâu. Một con lợn xuất chuồng chỉ thu hồi đủ tiền giống và người nông dân ôm nợ hàng chục triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi, nên nhiều gia đình đã quyết định ngừng chăn nuôi. Điều này đã kéo theo sức tiêu thụ thức ăn cho lợn giảm rõ rệt và các đại lý thức ăn chăn nuôi cũng gặp khó khăn.

Doanh nghiệp của chị Trần Thị Dung tại xã Vũ Tiến (Vũ Thư - Thái Bình) thường cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các đại lý nhỏ lẻ và hơn 100 hộ nuôi lợn công nghiệp, bán công nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư. Khi giá thịt lợn ổn định, mỗi tháng chị xuất bán trên 150 tấn cám các loại, nhưng từ đầu năm đến nay, sức  tiêu thụ giảm hẳn. Đỉnh điểm là tháng 3 và tháng 4, lượng hàng bán ra chưa đến 100 tấn. Trên 80% các hộ chăn nuôi mua cám theo hình thức trả chậm, tức là sau khi lợn xuất chuồng mới thanh toán tiền thức ăn.

Ở thời điểm hiện tại, một con lợn xuất chuồng bị lỗ từ 1.5 đến 2 triệu đồng, thì người nông dân cũng không có khả năng thanh toán tiền cám cho đại lý. Mỗi hộ chăn nuôi nợ từ 30 đến 50 triệu đồng, còn trang trại thì nợ từ 400 cho đến 1 tỉ đồng. Tổng số nợ trong dân đã lên tới 8 tỷ đồng. Doanh nghiệp dần cạn vốn để nhập hàng, trong khi lãi suất ngân hàng thì vẫn phải trả đều đặn.

Chị Trần Thị Dung - Xã Vũ Tiến (Vũ Thư): Đại lý thì cố gắng đợi đến 2 tháng chờ giá lên nhưng từ trong tết đến giờ nó không lên. Người ta giả thì mới có tiền đi lấy cám, chứ người ta không giả thì không có tiền đi lấy cám nữa. Đáng lẽ nợ 50 - 70 triệu thì người ta phải đong 50 - 70 bao cám 1 tháng thì mình mới lấy lãi bao cám nuôi lãi xuất ngân hàng. Nhưng giờ người ta cho ăn lỏng đi, số nợ vẫn còn nguyên, trong khi cám thì mỗi tháng được mấy bao thì không có cái gì để trả lãi ngân hàng. 

Trước tình trạng càng nuôi càng lỗ, nhiều hộ gia đình đã tạm dừng mua con giống để tái đàn. Những hộ còn lợn thì cầm cự bằng cách nuôi theo kiểu truyền thống như pha loãng cám, độn thêm bã bia, bèo tây, hoa chuối. Các loại cám cho lợn con gần như không có khách mua, còn cám tăng trọng cho lợn thịt thì mỗi ngày chỉ bán được một vài bao. Đây là tình trạng chung của các đại lý thức ăn chăn nuôi hiện nay.  Anh Thẩm Thế Vinh, Xã Vũ Tiến (Vũ Thư) kinh doanh mặt hàng này gần 20 năm, nhưng đây là lần đầu tiên anh phải tạm ngừng cung cấp cám cho một số trang trại mua theo hình thức trả chậm, bởi số dư nợ đã lên tới 7 tỷ đồng.

 Anh Thẩm Thế Vinh - Xã Vũ Tiến (Vũ Thư): Mình đi lấy hàng thì không bao giờ được nợ ai, nhưng đầu tư cho bà con thì đều phải cho bà con nợ lại, đến khi xuất chuồng mới trả được. Bây giờ nguồn vốn rất khó khăn, cũng mong nhà nước, đặc biệt là các ngân hàng cho vay vốn đầu tư cho bà con, với lãi xuất ưu đãi và thủ tục vay vốn thuận tiện.

Giá thịt lợn giảm mạnh nhưng giá thành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi giảm không đáng kể. Để đối phó với tình trạng ế ẩm, nhiều cửa hàng chấp nhận bán chịu cho người nuôi lợn để hỗ trợ người nuôi. Nhưng đây không phải là biện pháp lâu dài, bởi nguồn vốn cũng có giới hạn, lãi ngân hàng phải trả hàng tháng trong khi số tiền người chăn nuôi nợ thì chưa biết đến ngày nào có thể thu hồi. 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...