Nghị định 109/2010/NĐ-CP về Kinh doanh xuất khẩu gạo (gọi tắt là Nghị định 109) được Chính phủ ban hành ngày 4-11 - 2010, nhằm chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu (XK) gạo....Tuy nhiên, hiện nay, khi XK gạo đang ngày càng trở nên khó khăn, thì nhiều quy định trong Nghị định 109 lại đang trở thành những rào cản lớn đối với hạt gạo Việt Nam.
Đưa gạo xuất khẩu xuống tàu.
Xuất khẩu ủy thác, vừa xuất vừa… run
Trong bối cảnh XK gạo đang rất khó khăn, ảm đạm thì gạo thơm đã trở thành niềm hy vọng lớn nhất của gạo Việt Nam. 8 tháng đầu năm 2016, gạo thơm đang đứng ở vị trí số 1 với 1,024 triệu tấn (chiếm 31,2% và tăng 7,25% so với cùng kỳ năm ngoái). Nhưng cứ nhắc tới Nghị định 109, nhiều doanh nghiệp (DN) đang đầu tư sản xuất gạo thơm, gạo hữu cơ… lại lắc đầu, ngán ngẩm. Bởi đầu tư vào sản xuất gạo thơm, gạo hữu cơ…, hiện có khá nhiều những DN mới, DN vừa và nhỏ. Điều đáng ghi nhận là nhiều DN trong đó đã mạnh dạn đầu tư khá bài bản vào sản xuất gạo thơm đảm bảo các tiêu chuẩn ATTP mà những thị trường khó tính đặt ra, gạo hữu cơ… Nhờ đó, những DN này đã có được đơn đặt hàng của khách hàng đến từ Mỹ, EU và nhiều thị trường tiềm năng khác. Tuy nhiên, khi thực hiện XK, hầu hết các DN này đều bị “ngáng chân” bởi Nghị định 109. Công ty CP Nông Nghiệp GAP (TP.HCM), là một trường hợp như vậy. Trong mấy năm qua, Công ty đã liên kết với nông dân ở nhiều địa phương tại ĐBSCL sản xuất lúa thơm theo hướng hữu cơ, đảm bảo ATTP, không có dư lượng thuốc BVTV... Nhờ làm đúng các quy trình đề ra, sản phẩm gạo thu hoạch từ những liên kết trên đã được nhiều khách hàng đến từ các thị trường khó tính chấp nhận. Nhưng khi thực hiện XK những container gạo thơm đầu tiên sang Mỹ, Công ty CP Nông Nghiệp GAP phải đối mặt với những rào cản lớn bởi những quy định của Nghị định 109. Bà Lê Thị Tú Anh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Nông Nghiệp GAP, cho biết, do là một DN mới tham gia vào thị trường gạo, tiềm lực còn hạn chế, công ty không thể đầu tư xây hệ thống kho chuyên dùng có sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa, nhà máy xay xát công suất tối thiểu 10 tấn/giờ... để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh XK gạo. Vì thế, để có thể XK gạo thơm sang Mỹ, Công ty Nông Nghiệp GAP buộc phải ủy thác XK qua một công ty lương thực quốc doanh. XK ủy thác nhiều cái bất tiện như phải mất thêm chi phí cho công ty XK, không chào được giá bán tốt hơn… Nhưng nỗi lo lớn nhất là bị lộ thông tin, mất khách hàng. Bà Tú Anh cho hay, Cty của bà chưa từng bị lộ thông tin nhờ bên được ủy thác XK là chỗ thân thiết. Nhưng một số DN cũng đầu tư làm gạo thơm và XK ủy thác qua 1 DN khác có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh XK gạo, thì đã bị rò rỉ thông tin khách hàng, giá cả, dẫn tới bị mất khách hàng, mất thị trường. Chính vì vậy, sau khi thực hiện XK được vài chục container sang Mỹ, để tránh rủi ro kiểu như vậy, Công ty CP Nông Nghiệp GAP đã phải tạm ngừng XK, chuyển hướng vào thị trường nội địa cho chắc ăn. Cty Cọp Sinh Thái là một DN đã đầu tư sản xuất lúa gạo hữu cơ ở Trà Vinh. Vừa qua, các sản phẩm gạo hữu cơ của DN này đã được chứng nhận của Mỹ, EU và Nhật Bản. Với các chứng nhận trên, gạo hữu cơ của Cọp Sinh Thái đã được một số khách hàng EU, Mỹ và Canada đặt mua với giá tốt, từ 2.000 USD/tấn trở lên. Nhưng vì không đủ các điều kiện về kho, nhà máy xay xát, chưa từng XK để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh XK gạo, Cọp Sinh Thái cũng phải XK ủy thác qua một DN khác. Ông Nguyễn Văn Hùng, PGĐ Công ty Cọp Sinh Thái, thổ lộ “XK ủy thác qua một DN khác, vừa phải tốn thêm chi phí và một số bất tiện khác, lại vừa lo bị lộ thông tin kinh doanh”.
Phải đi đường vòng
Không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh XK gạo, một số DN đã tìm những cách khác như “đi đường vòng” để lách các quy định của Nghị định 109. Chẳng hạn, Công ty TNHH Việt Hưng đã sang Campuchia đầu tư nhà máy xay xát, chế biến gạo. Mục tiêu của Việt Hưng khi đầu tư nhà máy này là nhằm XK gạo tới EU. Bởi ở Campuchia, để XK gạo, không cần phải đáp ứng các yêu cầu về kho chứa, nhà máy xay xát như ở Việt Nam. DNTN Cỏ May thì “lách luật” bằng cách thành lập một công ty ở Singapore với tên gọi Cỏ May Singapore. Nhiệm vụ chính của Cỏ May Singapore là NK gạo của DNTN Cỏ May được XK ủy thác qua một công ty khác, rồi phân phối trên thị trường Singapore. Nếu như không bị vướng bởi Nghị định 109, DNTN Cỏ May đã có thể tổ chức XK gạo trực tiếp sang Singapore mà không cần phải lập thêm DN bên đó, vừa tốn thêm chi phí điều hành, hoạt động, vừa mất thêm thời gian soạn thảo hợp đồng với Công ty được ủy thác XK, lại làm gia tăng thêm chi phí cho mỗi tấn gạo xuất đi. Có giấy phép cũng… mệt Với tình hình XK gạo đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, một số quy định của Nghị định 109 cũng đang trở thành gánh nặng đối với cả những DN đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh XK gạo. Ông Huỳnh Thế Năng, TGĐ TCty Lương thực Miền Nam, cho biết, năm nay, lượng gạo XK của một số DN chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Mà khi lượng gạo XK, giá trị gạo XK giảm mạnh thì gánh nặng về hệ thống kho bãi lại càng lớn hơn đối với các DN. Thành ra, khi XK gạo giảm mạnh thì những DN đã đầu tư kho, nhà máy xay xát để đáp ứng yêu cầu của Nghị định 109, lại càng gặp phải khó khăn lớn về chi phí cho các cơ sở hạ tầng này. Mấy năm, sản lượng gạo XK của Việt Nam suy giảm mạnh qua từng năm. Năm 2015, lần đầu tiên từ năm 2009, XK gạo ở dưới mức 6 triệu tấn. Năm nay, đến hết tháng 10, XK gạo mới đạt 4,117 triệu tấn. Vì thế, nhiều khả năng XK gạo cả năm chỉ ở mức dưới 5 triệu tấn (báo cáo Sơ kết XK gạo 8 tháng đầu năm của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã đưa ra dự tính XK cả năm đạt khoảng 4,9 triệu tấn). Với đà sụt giảm mạnh như vậy, cộng với thị trường XK ngày càng khó khăn hơn, thì rõ ràng nhiều quy định trong Nghị định 109 đang không chỉ là rào cản mà còn trở thành gánh nặng thực sự đối với các DN XK gạo.
Bà Lê Thị Tú Anh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Nông Nghiệp GAP: Không nên quy định DN phải có hệ thống kho chuyên dùng có sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa, nhà máy xay xát công suất tối thiểu 10 tấn/giờ…, thì mới được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh XK gạo. Vì đầu tư những hệ thống như vậy khá tốn kém, vượt quá khả năng của những DN mới tham gia vào thị trường gạo. Thay vào đó, chỉ cần quy định DN có hợp đồng thuê kho chứa lúa gạo đúng tiêu chuẩn, hợp đồng gia công xay xát với các nhà máy xay đáp ứng đúng theo các quy định của Bộ NN-PTNT....
Ông Nguyễn Văn Hùng, PGĐ Công ty Cọp Sinh Thái: "Với những DN đã có truyền thống XK gạo nhiều năm qua, thì những quy định như phải có kho chứa công suất 5.000 tấn lúa, nhà máy xay xát công suất tối thiểu 10 tấn/giờ…, không phải là vấn đề lớn. Nhưng với những DN mới tham gia vào thị trường gạo, những quy định này lại là những rào cản rất lớn. Mà trên thực tế XK gạo những năm qua, những quy định trong Nghị định 109 đã không làm tăng được chất lượng gạo XK của Việt Nam. Vì thế, theo tôi, một số quy định trong Nghị định 109 cần có sự điều chỉnh sao cho tạo điều kiện để các DN XK gạo được dễ dàng, thuận lợi hơn. Riêng với những sản phẩm gạo đặc thù như gạo hữu cơ, hay gạo thành phẩm được đóng gói…, cần có những quy định riêng để những DN đầu tư làm những loại gạo này có thể thực hiện XK trực tiếp, không cần phải ủy thác XK qua DN khác.... "
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...