Trọng tâm ngành nông nghiệp Thái Bình là phòng chống úng bảo vệ lúa, hoa màu

Thứ 5, 28/07/2016 | 14:41:33
683 lượt xem

Thái Bình là tâm của bão số 1, mưa lớn cùng gió giật mạnh từ chiều ngày 27-7 đã ảnh hưởng lớn tới diện tích lúa, hoa màu và thủy sản. Sở NN&PTNT tỉnh cùng các cấp, ngành đã triển khai các biện pháp quyết liệt để cứu lúa và hoa màu.

Diện tích lúa tại huyện Tiền Hải bị ngập trắng do ảnh hưởng của cơn bão số 1.

Hiện nay, tỉnh Thái Bình có gần 50.000 ha lúa mùa bị ngập lụt nặng nề. Những địa phương nặng nhất là các huyện: Thái Thụy, Tiền Hải và Kiến Xương. Cho đến 12 giờ ngày 28-7, tình trạng lúa mùa vẫn bị nước phủ ngập trắng các cánh đồng. Bà Nguyễn Thị Nga –PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình cho biết: “Tình trạng lúa ngập lụt tương đối nặng phụ thuộc tình trạng lúa gieo cấy sớm hay muộn. Diện tích lúa gieo thẳng và lúa mới cấy sẽ thiệt hại nặng nề hơn.

Lúa ngập sâu trong nước tại Thái Bình.

Tất cả các hệ thống cống đã được chỉ đạo để tiêu thoát nước cứu lúa. Tuy nhiên, đúng vào ngày con triều cao, tình trạng nước được tiêu khá chậm. Điện mất, hệ thống máy bơm khó khăn cho vận hành tiêu thoát nước.

Ông Trần Minh Tiến – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải cho rằng: “Đến khoảng 18 giờ tối ngày 27-7 thì bão đổ bộ vào đất liền, thời gian đó có mưa to và gió lớn, bão có lúc giật trên cấp 12. Thời gian di chuyển của bão chậm, lượng mưa lớn.”

Trong tổng số trên 80.000 ha lúa mùa đã cấy xong trước ngày 25-7, tỉnh Thái Bình có đến 10.000 ha lúa mới cấy sau ngày 20-7. Nếu tình trạng nước không được tiêu thoát kịp thời thì sau 24 giờ, những diện tích lúa vẫn chìm sâu trong nước sẽ không thể cứu nổi.

Bà Nguyễn Thị Nga – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình cho biết: “Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân và các địa phương cần phải tiêu nước triệt để bằng mọi hình thức, tiêu triệt để, tiêu bằng tự chảy, bằng động lực tiêu nước là điều quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, làm sao để rút nước càng nhanh càng tốt để lúa phơi lá ra càng sớm càng tốt. Nếu sau 24 giờ, lúa bị ngập sâu mà mới cấy, khả năng hô hấp của lúa là rất kém dễ dẫn đến tình trạng chết lúa.

Do vậy, các phương án chống úng phải được triển khai quyết liệt và đồng bộ để cứu lúa và cứu các loại hoa màu vụ hè thu là cần thiết, là trọng tâm của ngành nông nghiệp của tỉnh trong thời điểm hiện nay. Để chậm sau 24 giờ, thiệt hại sẽ là rất lớn, thậm chí là mất mùa.

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...