Giải quyết bài toán thiếu nhân công trong mùa gặt lúa

Thứ 7, 25/06/2016 | 17:37:12
960 lượt xem

Nếu như trước đây, khi chưa thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng, việc thu hoạch lúa được thực hiện bằng tay nên khi vào vụ gặt sẽ cần rất nhiều nhân công. Khi thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng, máy gặt được đưa xuống đồng, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, đặc biệt, thay thế được con người trong việc thu hoạch mùa màng, giảm chí phí thuê nhân công.

Gặt lúa trên cánh đồng xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải.

Vụ xuân năm 2016, gia đình anh Trần Thanh Nhâm (xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) là một trong số ít những hộ gia đình ở xã tiến hành thu hoạch lúa xuân bằng cách gặt tay truyền thống. Do gia đình có đông nhân lực tham gia gặt, theo anh tính toán lúc đầu gặt lúa bằng tay là tiết kiệm chi phí sản xuất, nhưng thực tế thì ngược lại.

Anh thừa nhận: “Bây giờ thuê gặt máy 1 sào thì mất khoảng 130.000 đồng, còn thuê gặt tay thì mất chi phí là 180.000-200.000 đồng, cộng với chi phí tuốt lúa là khoảng 35.000-40.000 đồng. Như vậy, gặt máy là rẻ hơn mà lại nhanh hơn”.

 

 

Thực tế, hiện nay thuê lao động trong mùa thu hoạch lúa tại các vùng nông thôn không phải dễ, anh Lê Tiến Dũng ( xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) nhận định: “ Bây giờ lao động trẻ không có, đi gặt toàn có người lớn tuổi và thuê người đúng thời vụ cũng không dễ , nên máy gặt được mọi người sử dụng nhiều hơn”.

Thu hoạch lúa bằng phương pháp truyền thống tại huyện Tiền Hải.

Thực tế trong quá trình thu hoạch lúa, theo đánh giá của người dân, gặt máy năng suất lúa bị giảm trung bình khoảng 10kg/sào là phần bị hao hụt trực tiếp trong quá trình gặt so với gặt tay. Tính theo giá thóc thị trường, 10kg thóc hao hụt ước giảm 55.000 đồng/sào. Như vậy, với 1 sào lúa khi thuê gặt máy, tổng chi phí là 185.000 đồng, trong đó, chi phí thuê máy 130.000 đồng/sào, chi phí tiền hao hụt sản lượng thóc 55.000 đồng. Còn với gặt tay truyền thống tổng chi phí sẽ là 235.000 đồng, trong đó, 200.000 đồng tiền thuê nhân công và 35.000 đồng tiền máy tuốt. Khi so sánh, việc gặt bằng máy sẽ giảm chi phí 50.000 đồng/sào tương đương 1.350.000 đồng/ha. Nếu nhân với diện tích trên 80.000 ha lúa của tỉnh thì số tiền tiết kiệm được sẽ lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Gặt lúa bằng máy không phải mất tiền thuê máy tuốt.

Cùng với đó, việc sử dụng máy gặt sẽ rút mạnh lực lượng lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ mùa màng. Từ đó, sản xuất lúa hàng hóa sẽ theo quy mô tập trung, thuận tiện cho việc thu mua của các thương lái. Chính vì vậy, việc đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết để giảm chi phí sản xuất, góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị, tính cạnh tranh cao trên thị trường và thúc đẩy quá trình xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Thái Bình.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...