Biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

Thứ 3, 26/01/2016 | 10:58:21
852 lượt xem

Hiện nay, theo dự báo thời tiết đang rét đậm, rét hại kéo dài, để giúp bà con chăn nuôi chủ động, không lúng túng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần làm tốt một số biện pháp cụ thể phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho vật nuôi trong chuồng nuôi để chống rét cho vật nuôi.

Một số biện pháp cụ thể phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi như sau:

1. Chuồng trại

- Chủ động gia cố, dùng bạt, linon...che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa và nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên thay chất độn chuồng và hạn chế rửa chuồng (nhất là lợn con theo mẹ và lợn mới cai sữa).

- Có thể sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho vật nuôi trong chuồng nuôi bằng trấu, mùn cưa, than củi... Chú ý nơi đốt sưởi có khoảng cách nhất định để cho vật nuôi đủ ấm và phải đảm bảo an toàn trong chuồng nuôi (tránh cho vật nuôi bị bỏng, ngạt khói hoặc gây cháy chuồng nuôi). Đặc biệt đối với gia súc, gia cầm non cần phải có ô úm riêng, có bóng điện sưởi đảm bảo nhiệt độ trong ô úm từ 22-280C.

 - Đối với những gia súc lớn như trâu, bò, dê,… có thể sử dụng các loại chăn cũ, bao tải, bạt… (nếu có bao tải gai là tốt nhất) may áo giữ ấm cho gia súc. 

 2. Chăm sóc, nuôi dưỡng

- Cần cho gia súc, gia cầm ăn những thức ăn dầu chất dinh dưỡng và pha thêm lượng muối ăn vào thức ăn để tăng khả năng chống rét cho đàn vật nuôi.

- Bổ sung các loại vitamin ADE, Bcomplex, điện giải... để tăng sức đề kháng của gia cầm, phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

3. Về chế độ chăn thả.

- Những ngày thời tiết có nhiệt độ từ 13 – 150C, gia cầm có thể thả vườn khi trời có nắng và vườn khô ráo. Hạn chế chăn thả trâu, bò, cho ăn tại chuồng hoặc cho trâu, bò đi muộn về sớm.

- Những ngày thời tiết rét hại <120C khi có sương muối và băng tuyết vào ban đêm, sáng sớm, nhốt gia súc và gia cầm trong chuồng, có che chắn và cho ăn, uống đầy đủ và sưởi ấm. Mặc áo chống rét cho trâu, bò nhất là trâu, bò già và bê, nghé. Chỉ thả trâu, bò ra ngoài khi trời tan sương, có nắng.

4. Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi.

5. Kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi:

- Hàng ngày bà con chăn nuôi cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như: Tai xanh, Lở mồm long móng, cúm gia cầm... phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời.

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật phòng chống đói, rét cho gia súc, gia cầm trong mùa đông. Các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp trên để nâng cao sức đề kháng và chống đói, chống rét cho đàn vật nuôi.

                                                                                    

                                                         

 

 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...