Công tác vệ sinh phòng bệnh đối với lợn nái lai F1

Thứ 7, 16/01/2016 | 15:25:02
754 lượt xem

Hiện nay, nuôi lợn nái F1 được nhiều trang trại, gia trại tại Thái Bình ưa chuộng. Để phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, công tác vệ sinh có vai trò quyết định tới sức khỏe, năng suất vật nuôi. Thaibinhtv.vn trích hướng dẫn của Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Thái Bình về công tác vệ sinh phòng bệnh đối với lợn nái lai F1.

Vệ sinh khu vực nuôi thường xuyên.

I. Công tác vệ sinh phòng bệnh:

1. Vệ sinh chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi:   

  - Thường xuyên quét dọn, cọ rửa, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi,  máng ăn, máng uống và các trang thiết bị chăn nuôi.

   - Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh chuồng trại, trang thiết bị và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng 10-15 ngày trước khi nuôi lứa mới.

2. Vệ sinh thức ăn, nước uống:

    - Thức ăn thô xanh trước khi sử dụng cần phải rửa sạch.

       - Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc.

  - Không cho lợn ăn các loại  thức ăn (cám, các loại phụ phẩm, các loại thịt lợn bệnh,…) không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng.

   - Không sử dụng nước ao, hồ, sông, ngòi tù đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho lợn uống.

3. Đối với người làm việc trong khu vực chăn nuôi:

     - Thực hiện nghiêm quy định về an toàn sinh học liên quan đến việc vệ sinh trong khu vực chăn nuôi.

    - Những người làm việc trực tiếp trong khu vực chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép; rửa, khử trùng chân tay trước và sau khi tiếp xúc với đàn lợn.

4. Đối với khách thăm quan:

          - Khách đến từ vùng có dịch không được phép vào trong khu vực chăn nuôi.

          - Khách khi vào khu vực chăn nuôi phải thực hiện các biện pháp vệ sinh và khử trùng.

          - Không mang các đồ vật, dụng cụ, xe cộ,... ở ngoài vào khu vực chăn nuôi.

5. Đối với động vật hoang dã và các động vật khác:

      Dùng các biện pháp che đậy thức ăn, nước uống,...và chống động vật hoang dã, chuột, chó, mèo, ruồi, muỗi.

6. Nuôi tân đáo và cách ly:

          - Lợn mới mua về phải nuôi ở khu vực cách ly từ 10-15 ngày trước khi nhập đàn, nếu không có biểu hiện gì của bệnh mới cho nhập vào khu vực chăn nuôi.

          - Khi phát hiện đàn lợn có con bị bệnh phải cách ly càng sớm càng tốt và nuôi ở khu cách ly để kịp thời xử lý.

7. Xử lý xác chết vật nuôi:

          Xác chết vật nuôi không được sử dụng làm thực phẩm, phải đem chôn hoặc đốt, khi chôn sử dụng vôi bột và thuốc khử trùng, chôn xa nguồn nước, xa khu vực chăn nuôi, xa khu dân cư.

8. Xử lý chất thải chăn nuôi:

   *Xử lý phân và chất độn chuồng:

    - Phân lợn được thu gom hàng ngày đưa vào bể biogas hoặc nơi chứa riêng.

     - Hố ủ phân và nhà chứa phân cần có mái che mưa nắng, có tường bao và nền xi măng hay đất sét nện để đảm bảo nước phân không ngấm xuống đất.

    - Áp dụng hố ủ phân rắn, sử dụng các chế phẩm sinh học như: BalasaNo1, Safeguard,... để ủ phân. Thường xuyên vệ sinh quanh hố ủ để diệt ruồi muỗi.

     *Xử lý chất thải lỏng:

     - Tất cả chất thải lỏng từ chuồng nuôi phải đưa về hệ thống xử lý chất thải, không được cho chảy ngang qua khu vực chăn nuôi hay trực tiếp thải ra môi trường.

    - Có hệ thống thoát nước mưa tách khỏi hệ thống nước thải chăn nuôi.

    *Xử lý chất thải vô cơ:

      Tất cả các vỏ chai lọ đựng vacxin hoặc thuốc thú y đã sử dụng; bao bì đựng thứ ăn; bơm kim tiêm đã sử dụng;...phải được thu gom và xử lý theo quy định.

II. Các biện pháp khử trùng tiêu độc: 

  Phải có hố khử trùng trước cổng ra vào khu vực chăn nuôi, kích thước hố: chiều rộng 30-50cm, chiều dài 50-70 cm, sâu 10-15cm, chứa dung dịch khử trùng hoặc vôi bột, định kỳ thay thế hoặc bổ sung chất khử trùng 2-3 ngày/1 lần.

  -  Tận dụng ánh nắng mặt trời phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi.

   - Dùng một số hóa chất như: Han-Iodine, Benkocid, Cloramin-T,... ngoài ra có thể dùng vôi bột hoặc nước vôi pha loãng với nồng độ 10% để khử trùng toàn bộ chuồng trại.

III. Lịch tiêm phòng cho lợn:

Loại vắcxin: Tiêm bắt buộc

Tiêm sắt lần 1:  Lợn 3 ngày tuổi; 2ml/con

Tiêm sắt lần 2: 10 ngày tuổi (2ml/con)

 Dịch tả lợn: Lợn con: 5-7 tuần;

Lợn nái: sau khi cai sữa con (Theo nhà sản xuất)

Bệnh tai xanh: Lợn con: 2-3 tuần; Lợn nái: sau khi cai sữa con (2 liều cách nhau 28 ngày)

Lở mồm long móng: Lợn con: 2-3 tuần

Suyễn lợn: Lợn con: 3-4 ngày; Lợn nái: 2 tuần trước khi đẻ (2 liều cách nhau 28 ngày).

 Tụ huyết trùng: Lợn con: 2-3 tuần; Lợn nái và lợn đực giống: 120 ngày

 Phó thương hàn: Lợn con: 2-3 tuần;

Đóng dấu lợn: Lợn con: 2-3 tuần; Lợn nái và lợn đực giống: 180 ngày.

Lưu ý: Đối với lợn được cho ăn thêm thức ăn xanh nên tẩy giun sán định kỳ 2 tháng 1 lần.

- Khi sử dụng kháng sinh phải xem hướng dẫn của nhà sản xuất trên nhãn thuốc.

- Mua và sử dụng kháng sinh phải theo chỉ dẫn của Bác sĩ thú y.

- Các loại thuốc cấm dùng cho lợn như: Furazulidon, Chloramphenicole,...

- Khi mua và sử dụng thuốc các loại phải ghi chép lại.

- Thực hiện tốt an ninh sinh học để giảm việc sử dụng thuốc.  

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...