Trồng dưa lê xen giữa hai vụ lúa, biện pháp tăng vụ cho hiệu quả kinh tế cao

Thứ 3, 28/07/2015 | 08:29:33
961 lượt xem

Đã nhiều năm nay một số thôn tại các xã Tây Đô, Hòa Tiến, Tân Tiến… thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có truyền thống trồng dưa lê xen giữa 2 vụ lúa xuân và lúa mùa. Các giống dưa lê hiện nay dễ trồng ,đầu tư về nhân công, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thấp, không ảnh hưởng lớn đến thời vụ của lúa xuân và lúa mùa nhưng vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Vụ xuân 2015, tại Hòa Tiến, sau khi trồng cây dưa mới báo hoa đực có thể bán ngay cho thương lái với giá 1.000.000 – 1.200.000 đồng/ sào hoặc để đến khi thu hoạch tùy theo thời tiết, giống dưa và giá cả thị trường có thể thu được từ 2.000.000đ – 3.000.000đ/sào.

Trong những năm qua, để thực hiện được kế hoạch tăng vụ, các HTX – DVNN  đã  quy vùng sản xuất nơi có điều kiện chủ động tưới tiêu, tổ chức mua giống, tập huấn kỹ thuật thâm canh… cho nông dân.

Thời vụ lúa xuân thường được cấy từ ngày 5 – 15/2 bằng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như: Nếp N87,97, Bắc thơm số 7 … Nếu có điều kiện làm đất có thể cấy sớm hơn 3 – 5 ngày, năng xuất lúa bị giảm 20 – 30% nhưng dưa được trồng sớm để bán đầu vụ có giá cao hơn.

Thời vụ trồng được bắt đầu từ cuối tháng 4, nông dân bắt đầu ngâm ủ hạt giống, trung bình mỗi sào khoảng 20 – 25 gam. Tuần đầu tháng 5, lúa bắt đầu chín tiến hành thu hoạch lúa và đặt bầu dưa, một số hộ xã viên có thể bố trí ruộng lúa cấy theo phương pháp hàng rộng hàng hẹp. Tranh thủ thời gian đặt bầu xong mới thu hoạch lúa xuân.

Kết thúc thu hoạch  thường vào khoảng ngày 5 – 10/7 tiến hành cày bừa làm đất để gieo cấy lúa mùa trong khung thời vụ của huyện đề ra. Với sự ra đời của nhiều giống dưa lê siêu ngọt được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay, phong trào thâm cach cây dưa lê xen hai vụ lúa cần được quan tâm nhân rộng, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.

Để dưa lê có năng suất và phẩm chất cao, nông dân cần áp dụng kỹ thuật trồng dưa lê cho năng suất cao như sau:
Dưa lê có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất trong vụ xuân hè. Thời gian sinh trưởng 55-60 ngày, sinh trưởng tốt trong điều kiện 16-28oC, nếu trời thiếu nắng, âm u kéo dài thì tỷ lệ đậu quả thấp, chất lượng quả  giảm.

Đất trồng cần tơi xốp, thoát nước tốt, có tầng đất mặt dày, thích hợp đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha có chứa nhiều chất hữu cơ, độ pH từ 6 - 6,9.

Nên gieo ươm cây con trong bầu đất. Vật liệu làm bầu gồm: Phân chuồng, tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 30%+10%+60%.
Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 22- 24 giờ, khi hạt nảy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 9-10 ngày, khi cây có 2-3 lá thật thì có thể đem trồng. Nếu trồng giàn thì lượng hạt giống từ 1-1,1kg/ha. Trồng cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1,2m. Trồng hàng đôi, mật độ cây 26.000cây/ha; còn trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ 400-500gram/ha; cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 3,5m. Trồng hàng đôi mật độ cây 9.500 - 10.000 cây/ha.
Liều lượng phân bón trên 1ha:
        - Bón lót: 10-15 tấn phân chuồng, 400-500kg NPK 16-16-8.
         - Bón thúc lần 1: khoảng 18-20 ngày sau khi gieo, 40-50 kg NPK 16-16-8.
         - Bón thúc lần : 2 khoảng 7-10 ngày sau khi đậu trái, 200-250kg NPK 16-16-8.
          -Bón thúc lần 3: khoảng 16-18 ngày sau khi đậu trái , 100kg KCL. Nếu sử dụng phân ure và DAP có thể sử dụng để tưới giặm trong giai đoạn cây còn nhỏ.
Chú ý chăm sóc để có được trái to: Cần bấm ngọn, tỉa nhánh, chọn trái. Nếu để một dây chính thì cây không cần bấm ngọn mà định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt luống

Dưa lê có đặc tính trái nằm trên dây chèo, muốn trái to, muốn dây để một trái cần cắt bỏ chèo dây chính từ lá thứ 10 trở lại gốc trước khi để trái. Vị trí để trái tốt nhất là lá thứ 10 đến là thứ 15. Trên chèo chọn trái để 2 lá (kể cả lá để trái), rồi bấm ngọn chính. Sau khi bấm ngọn được 7-10 ngày, chọn 2 nhành tốt nhất, định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt luống. Mỗi gốc nên để một trái, cắt bỏ chèo trên cây nhánh từ là thứ 7 trở vào gốc trước khi để trái. Vị trí để trái tốt nhất là lá thứ 7-10. Trên chèo chọn trái để 2 lá (kể cả lá để trái), rồi bấm ngọn.

Sau khi đậu trái khoảng 28-35 ngày, vỏ trái chuyển sang màu vàng đặc trưng của giống là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch.

Các giống dưa lê mới có vị ngọt đậm mùi thơm đặc trưng được người dân Thái Bình rất ưa thích. Bà con cần tích cực gieo trồng để có nhiều sản phẩm và tăng giá trị trên một đơn vị diên tích./.

Kỹ sư Trần Thị Tuyến - Trạm phó Trạm BVTV huyện Hưng Hà
(Chi cục Bảo vệ Thực vật)


  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...