Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Thứ 7, 05/10/2019 | 14:51:41
1,332 lượt xem

Nắm bắt được sự phát triển của thương mại điện tử và nhu cầu ngày càng gia tăng về thanh toán trực tuyến, cũng như sự tiện lợi trong thanh toán không dùng tiền mặt, hệ thống ngân hàng Thái Bình đã và đang tích cực triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, hầu hết các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã thiết lập và nâng cấp hệ thống core banking, phát triển hệ thống thanh toán nội bộ, tích hợp đa kênh thanh toán hiện đại trên di động, trên Internet, dịch vụ nhắn tin chủ động, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.


Kể từ khi đăng ký thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước thông qua tài khoản tại ngân hàng, chị Hương, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình cảm thấy rất tiện lợi.

Chị Phạm Thị Giáng Hương - phường Đề Thám, thành phố Thái Bình: Tài khoản trừ hết bao nhiêu thì đã có dịch vụ Internet banking báo hết cho điện thoại của mình rồi, cho nên trừ 1 đồng cũng biết được.



Hiện nay, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh cung cấp tới khách hàng 12 dịch vụ ngân hàng qua thẻ như: Thanh toán học phí, viện phí, tiền hàng hóa, dịch vụ, thu ngân sách nhà nước, bảo hiểm xã hội, dịch vụ hành chính công.Mở 930 nghìn tài khoản, thanh toán qua thẻ, thanh toán trực tuyến trên các kênh ngân hàng điện tử thông qua 760 máy ATM, máy POS, máy CDM Auto Bank.

Bà Phạm Thị Loan - Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Thái Bình: Máy CDM có những tính năng vượt trội hơn hẳn tức là khách hàng có thể trực tiếp gửi tiền; mở tài khoản tiền gửi, tiền gửi trực tuyến, tiền gửi tiết kiệm thay vì các giao dịch đó trước đây khách hàng phải đến quầy giao dịch với sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng.



Chị Đoàn Thị Thu Phương - phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình: Bây giờ khi đi siêu thị, đi mua sắm thì rất là tiện vì em không phải dùng tiền mặt, mà em dùng thẻ , em quẹt luôn, không phải mang theo tiền mặt, không phải lo nghĩ.



Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình, những năm gần đây, tốc độ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tăng bình quân 25%/năm. Tuy nhiên, cũng như nhiều tỉnh, thành, để hướng tới một thị trường thanh toán không dùng tiền mặt phát triển hơn, Thái Bình phải vượt qua khá nhiều thách thức và rào cản, nhất là khu vực nông thôn.  

Ông Nguyễn Văn Đoán - Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Thống Nhất, Hưng Hà: Trình độ tiếp cận công nghệ của người dân còn hạn chế; thói quen sử dụng tiền trực tiếp; lượng tiền lưu thông ở khu vực nông thôn để trao đổi hàng hóa còn ít; vấn đề hỗ trợ của Nhà nước kích thích sử dụng dịch vụ này còn ở mức độ.



Chị Vũ Thị Hồng Ngọc - Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Thái Bình: Các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ thì thường người ta cũng chưa hiểu hết lợi ích của việc thanh toán hơn nữa là họ phải trả 1 khoản phí nên dẫn đến là chưa thực sự muốn sử dụng các dịch vụ thanh toán này trong thanh toán hàng hóa của họ. Người dân vẫn còn e ngại về mức độ an toàn trong thanh toán không dùng tiền mặt. 



Hoàn thiện, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị, phòng ngừa rủi ro trong thanh toán trực tuyến. Đây là một trong những giải pháp của Ngành ngân hàng Thái Bình nhằm góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn.

Bà Trần Minh Hương - Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Thái Bình: Chúng tôi phải gia tăng thêm các cây ATM, mở thêm các phòng giao dịch ở các huyện;gia tăng các POS, chất lượng các tiện ích để cho nhân dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.



Bà Phan Thị Tuyết Trinh - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thái Bình: Chúng tôi thông tin tuyên truyền đến tất cả các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng dịch vụ, cũng như tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng thanh toán, công tác bảo mật; báo cáo UBND tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tháo gỡ khó khăn trong triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.



Để việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến trong xã hội và các hoạt động kinh tế đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt là sự phối hợp giữa các bên tham gia.  Mặt khác, các cấp, ngành liên quan cần  xây dựng chính sách, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát trong  thanh toán không dùng tiền mặt. 

Duy Huy

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...